Ai là người có quyền đăng ký nhãn hiệu? Ý kiến người thứ ba về cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được pháp luật quy định như thế nào? Quy trình xử lý của Cục sở hữu trí tuệ về ý kiến của người thứ ba được quy định ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Quyền đăng ký nhãn hiệu:
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có chức năng cơ bản là chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cho nên theo quy định của pháp luật thì những chủ thể sau sẽ có quyền đăng ký đối với nhãn hiệu:
– Những chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ trên thị trường
– Những chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp cũng có quyền đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất phải thỏa mãn 2 điều kiện, đó là: người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm; họ đã biết việc đăng ký đó nhưng không phản đối
+ Đối với những nhãn hiệu đã được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được đăng ký nhãn hiệu trừ trường hợp được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc đưa ra lý do chính đáng
– Tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế nhãn hiệu tập thể
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện là không tiến hành sản xuất và kinh doanh dịch vụ hàng hóa đó
– Pháp luật quy định hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu nếu họ đáp ứng những điều kiện sau:
+ Việc sử dụng cho nhãn hiệu đó phải sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng nhãn hiệu hoặc nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
2. Ý kiến người thứ ba về cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm mục đích xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn ghi trên văn bằng.
Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ là thủ tục cho phép người nhận ý kiến của công chúng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu từ đó Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra các quyết định đối với các đơn đang thẩm định. Ý kiến của người thứ ba có tính chất là nguồn thông tin dùng để tham khảo cho thẩm định viên trong quá trình thẩm định đơn.
Tại Điều 112 văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ quy định, Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó kể từ ngày mà đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Lưu ý là ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Ý kiến của người thứ ba về cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một trong những điểm nổi bật của
Ý kiến phản đối là thủ tục hành chính cho phép bên thứ ba có quyền thách thức hiệu lực của đơn đăng ký nhãn hiệu sau đó có quyền yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng được nêu trong đơn nếu người phản đối nêu ra được cơ sở pháp lý để chứng minh cho yêu cầu của mình.
– Ý kiến của người thứ ba có thể được nộp trong suốt thời gian tiến hành thẩm định nhãn hiệu, chỉ cần đáp ứng điều kiện là nộp trước khi cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn về ý kiến phản đối thì chỉ được phép nộp trong thời hạn 5 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố và trước ngày ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Ta cần phải lưu ý rằng ý kiến của người thứ ba chỉ là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp con về ý kiến phản đối thì đó là một thủ tục riêng biệt, độc lập, giống các thủ tục khác như hủy bỏ hiệu lực hoặc khiếu nại
– Ý kiến của người thứ ba thì trong quá trình thực hiện người nêu ý kiến sẽ không phải nộp phí còn ý kiến phản đối thì sẽ phải nộp phí
– Khi nêu ý kiến thì cục sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận ý kiến của người thứ ba nhưng có thể phản hồi hoặc không phản hồi ý kiến này còn đối với ý kiến phản đối thì cục sở hữu trí tuệ phải tiếp nhận ý kiến phản đối, sau đó thiết lập cơ chế, trình tự, thủ tục để giải quyết ý kiến phản đối đó như một thủ tục độc lập
3. Xử lý ý kiến của người thứ ba trước khi cấp văn bằng bảo hộ:
+ Ý kiến của người thứ ba nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ, đồng thời cũng bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ, kiểm tra, xử lý sai lầm, thiếu sót về sự tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
+ Ý kiến của người thứ ba giúp công chúng tiếp cận được với các nhãn hiệu để từ đó nêu ra ý kiến của mình về nhãn hiệu đó
+ Ý kiến của người thứ ba là một thông tin quan trọng giúp cục sở hữu trí tuệ tham khảo để giải quyết đơn trong quá trình thẩm định
– Ý kiến của người thứ ba được cục sở hữu trí tuệ xem xét là có cơ sở khi
+ Được thành lập bằng văn bản
+ Sau khoảng thời gian tối đa là 1 tháng kể từ ngày mà Cục sở hữu trí tuệ ra
+ Người nộp đơn tiếp nhận ý kiến của người thứ ba từ Cục sở hữu trí tuệ thì phải tiến hành phản hồi. Khi đó, nếu Cục sở hữu trí tuệ thấy cần thiết sẽ thông báo cho ý kiến của người thứ ba đồng thời cũng ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi của người thứ ba
+ Sau khi tiếp nhận ý kiến phản hồi của người thứ ba và người nộp đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ dựa vào những chứng cứ, lập luận của hai bên cung cấp và tài liệu trong đơn để đưa ra kết quả thẩm định đơn
– Ý kiến của người thứ ba không có cơ sở:
+ Ý kiến của người thứ ba không có cơ sở thì cục sở hữu trí tuệ có thể thông báo hoặc không thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn
+ Tuy nhiên, Cục sở hữu trí tuệ cần phải thông báo về kết quả thẩm định đơn cho người thứ ba khi họ nêu ý kiến
– Cục sở hữu trí tuệ không xác định được ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không có sở
+ Với trường hợp này, cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người thứ ba tiến hành nộp đơn khởi kiện ra
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 2022