Xúc đất làm thay đổi dòng chảy của suối có bị phạt không? Những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất.
Xúc đất làm thay đổi dòng chảy của suối có bị phạt không? Những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông bác tôi có 01 thửa vườn và 01 thửa ruộng đối diện nhau đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, được ngăn cách bởi con suối rộng khoảng 3m. Suối này được 5 hộ gia đình khác đắp 1 Phai nước ngăn dòng để lấy nước vào ruộng của các hộ này từ nhiều năm nay và đã được chính quyền cho phép. Phai đắp nước này có độ rộng 0,3m, cao khoảng 0,9m đến 1,2m, ngăn dòng chảy của suối để nước tràn qua Phai đủ để đẩy nước vào ruộng của các hộ này. Vừa qua, ông bác tôi cho máy xúc phá phai đắp nước này đi, đem đắp vào bờ ruộng của ông. Ngoài ra tiện máy ông cũng cho xúc vào thửa vườn đối diện thửa ruộng của ông làm thay đổi dòng chảy của suối, lấy đất vườn đắp sang bờ ruộng bên kia nhằm mục đích mở rộng bờ ruộng, tiện việc đi lại. Khi 1 trong 5 hộ bị ảnh hưởng có đơn lên ủy ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết. Chính quyền xã đã lập tổ xác minh xuống hiện trường kiểm tra, qua xác minh UBND xã thông báo kết luận như sau: Việc đắp phai nước của 5 hộ trên đã diễn ra nhiều năm, thực hiện mục đích thủy lợi cho 5 hộ trên đã có nằm trong thủy lợi phục vụ tưới tiêu tạm thời đã có kế hoạch xây dựng cứng hóa tuy nhiên do kinh phí chưa có nên chưa tiến hành được; việc phá phai nước là có, hiện trạng giờ không còn Phai. Tuy nhiên, trong buổi hòa giải ubnd xã đã giải thích rõ tuy Phai nước đã có nhưng vận dụng theo quy định của Pháp luật thì không có qui định nào về việc xác định Phai đắp nước của 5 hộ dân trên là công trình thủy lợi nên chỉ yêu cầu ông bác tôi khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Tại thời điểm xác minh, căn cứ bản đồ địa chính do xã quản lý, tổ xác minh xác định, hiện trạng thửa ruộng, thửa vườn và cả dòng suối đã bị thay đổi hình thửa so với bản đồ. Cụ thể: dòng chảy của suối đã bị thay đổi, thửa vườn đã bị xúc đi khoảng 102m2 để làm dòng chảy của suối. Thửa ruộng mở rộng thêm diện tích ra lòng suối cũ khoảng 34m2; UBND xã đã lập
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 12 Luật đất đai năm 2013;
Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP;
Điều 11 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP;
Điều 25 Nghị định 33/2017/NĐ-CP.
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013, việc sử dụng đất của người sử dụng đất không được làm ảnh hưởng, cản trở hoặc gây khó khăn đến quyền sử dụng đất của người khác, trong đó có quyền sử dụng hệ thống cấp thoát nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu.
Theo đó, nếu việc bác của bạn xúc 3 hòn đá lớn là chân của phai đắp nước làm ảnh hưởng đến việc đưa nước vào mảnh đất của 5 hộ gia đình xung quanh, hành vi này của bác bạn đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của 5 hộ gia đình khác trong việc tưới tiêu và sẽ bị xử phạt về hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác tại Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
“Điều 11. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Việc bác của bạn sử dụng đất ở khu vực xung quanh nguồn nước phải tuân thủ quy định tại Điều 15
– Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa
+ Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
+ Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
– Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
+ Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác
+ San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai
+ Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ
+ Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Việc đào bới, xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ nguồn nước phải đáp ứng các yêu cầu trên và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Việc bác của bạn tự ý xúc đất đá từ vườn sang ruộng làm đổi dòng chảy của phai nước có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 25 Nghị định 33/2017/NĐ-CP như sau:
>>> Luật sư tư vấn xúc đất làm thay đổi dòng chảy của suối có bị phạt không: 1900.6568
“Điều 25. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
….
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
….
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.”
Trường hợp Ủy ban nhân dân xã ra