Với nhu cầu đi lại giữa các tỉnh với nhau nên hoạt động giao thông vận tải của những xe khách ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên thực tế lại diễn ra việc nhiều nhà xe lợi dụng nhu cầu của khách hàng thu tiền vé của khách hàng nhưng không giao vé cho khách. Vậy hành vi này có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Xe khách có bắt buộc phải giao vé cho khách không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 69
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 27 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành thì người lái xe cũng như nhân viên phục vụ trên xe khách chuyên di chuyển tuyến xe cố định có trách nhiệm và quyền hạn sau liên quan đến vấn đề vé xe khách:
– Có trách nhiệm bảo đảm cho tất cả mọi hành khách trên xe đều có vé;
– Có trách nhiệm hướng dẫn cũng như sắp xếp khách hàng ngồi hoặc nằm đúng ghế, đúng giường theo đúng vị trí được ghi trên vé xe;
– Có trách nhiệm phổ biến cho khách hàng các nội quy khi sử dụng dịch vụ vận chuyển trên xe;
– Có trách nhiệm giúp đỡ khách hàng; đặc biệt là bố trí vị trí ưu tiên cho những người đặc biệt như người khuyết tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai;
– Có thái độ văn minh trên xe khách và có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản khi khách hàng trên xe có biểu hiện ốm đau hay sinh nở.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì việc giao vé cho khách hàng là việc làm bắt buộc mà người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải thực hiện khi khách hàng lên xe. Việc cho khách hàng lên xe khách mà không có vé xe làm mất trật tự công cộng khi đi , mọi người không biết vị trí ngồi của mình. Thậm chí có thể trà trộn những kẻ gian lên xe và gây ra tình trạng nhồi nhét khách hàng trên xe.
2. Xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách thì bị xử phạt như thế nào?
Việc xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách được quy định trách nhiệm cho cả người điều khiển xe và nhân viên phụ xe bởi đây là những người trực tiếp theo dõi, quản lý hoạt động của chuyến đi đó. Theo đó, mức xử phạt đối với người điều khiển xe và nhân viên phụ xe được pháp luật quy định cụ thể như sau:
2.1. Xử phạt đối với người lái xe khách có hành vi thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách hàng:
Đây là hành vi phổ biến diễn ra trên thực tế và không gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống xã hội nên hiện nay pháp luật mới chỉ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 3
Bên cạnh đó, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền thì người điều khiển xe khách có hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 23
2.2. Xử phạt đối với nhân viên phục vụ xe khách có hành vi thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách hàng:
Cũng như người lái xe khách thì nhân viên phục vụ trên xe được biết đến là người trực tiếp kiểm tra, soát vé và bố trí chỗ ngồi cho khách hàng. Do đó, đây là người có ảnh hưởng khá lớn đối với vấn đề thu tiền và phát vé cho khách hàng nên khi xảy ra vi pham thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển khách hàng theo tuyến cố định, xe vận chuyển khách hàng theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch (gọi chung là xe khách) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng khi thực hiện hành vi thu tiền vé xe khách nhưng không giao vé cho khách hàng hoặc thu tiền cao hơn giá vé quy định.
Đối với hành vi này thì nhân viên phục vụ trên xe khách cũng phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây nên theo quy định tại khoản 6 Điều 31 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, ngoài việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính thì nhân viên phục vụ trên xe khách buộc phải nộp lại số tiền thu lời bất hợp pháp nếu lợi dụng việc thu tiền không giao vé để thu tiền vé cao hơn so với quy định.
3. Nhà xe nên niêm yết thông tin ở đâu để tránh tình trạng thu tiền không giao vé, thu tiền cao hơn giá vé niêm yết?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT quy định về niêm yết thông tin như sau:
– Thứ nhất, thông tin xe khách phải được niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các thông tin sau:
+ Danh mục các tuyến trên địa bàn địa phương (sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố);
+ Danh sách tuyến đang khai thác;
+ Tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động vận chuyển trên từng tuyến trong một đơn vị thời gian và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động;
+ Danh sách các đơn vị vận tải hiện đang hoạt động vận chuyển trên tuyến;
+ Biểu đồ chạy xe theo tuyến;
+ Số điện thoại di động đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải.
– Thứ hai, thông tin được niêm yết tại các bến xe khách được thể hiện như sau:
+ Danh sách các tuyến, lịch xe xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến;
+ Danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến;
+ Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải địa phương.
– Thứ ba, niêm yết thông tin tại quầy bán vé:
+ Tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT về lịch xe xuất bến của từng chuyến xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước.
– Thứ tư, niêm yết thông tin trên xe khách:
+ Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đế, lưu ý chiều cao chữ được in trên đó tối thiểu là 06 cm;
+ Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT;
+ Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe, giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ