Hiện nay, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc khai báo tài chính chế toán dẫn đến trường hợp bị phạt. Vậy mức xử phạt vi phạm quy định nộp, công khai báo cáo tài chính như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt vi phạm quy định nộp, công khai báo cáo tài chính:
- 2 2. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính:
- 3 3. Khi công khai báo cáo tài chính phải có những nội dung gì?
- 4 4. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính:
- 5 5. Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm là khi nào?
1. Xử phạt vi phạm quy định nộp, công khai báo cáo tài chính:
Hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính có thể bị xử phạt theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau:
– Đối với một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
+ Thực hiện việc nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn mà cơ quan thế quy định;
+ Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn cơ quan thuế quy định.
– đối với một trong các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
+ Tiến hành nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Tiến hành nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn được quy định;
+ Thực hiện công khai báo cáo tài chính nhưng không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn được cơ quan thuế quy định.
– Đối với một trong các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Cung cấp thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
+ Tiến hành cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
– Đối với một trong các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
+ Không tiến hành nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không tiến hành công khai báo cáo tài chính theo quy định.
– Ngoài các mức phạt tiền thì còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP. Mức phạt được nêu trên áp dụng với tổ chức vi phạm, nếu trường hợp là cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng một nửa của tổ chức.
2. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
– Thực hiện lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng với biểu mẫu theo quy định
– Tiến hành báo cáo tài chính nhưng không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
Mức phạt được nêu trên áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp đối với tổ chức vi phạm, áp dụng mức phạt gấp đôi đối với hành vi tương tự).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
– Thực hiện lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định
– Áp dụng các mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ về kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận
Phạt tiền có giá trị từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
– Không tiến hành lập báo cáo tài chính theo quy định
– Thực hiện lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán
– Thực hiện lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán
Phạt tiền có giá trị từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
– Giả mạo việc báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
– Thỏa thuận hoặc ép buộc đối với người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
– Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc đối với người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài mức phạt tiền thì đối với hành vi nêu trên sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc phải lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán
– Buộc phải tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man
3. Khi công khai báo cáo tài chính phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Kế toán 2015 sửa đổi bổ sung 2019 thì nội dung công khai báo cáo tài chính được quy định như sau:
(1) Đơn vị kế toán phải sử dụng ngân sách nhà nước công khai về thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
(2) Đơn vị kế toán không được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
(3) Đơn vị kế toán phải sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai ở mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
(4) Đơn vị kế toán thuộc những hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
– Tình hình về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
– Kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh;
– Trích lập và sử dụng các nguồn quỹ;
– Thu nhập của nhữung người lao động;
– Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
(5) Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải thực hiện kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tùy theo từng đơn vị thì nội dung công khai báo cáo tài chính có thể khác nhau, cụ thể bạn có thể đối chiếu với quy định trên đây.
4. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính:
Đối với hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính được quy định theo Điều 32 Luật Kế toán 2015 sửa đổi bổ sung 2019 như sau:
– Việc thực hiện công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
+ Tiến hành phát hành ấn phẩm;
+ Tiến hành thông báo bằng văn bản;
+ Tiến hành niêm yết;
+ Tiến hành đăng tải trên trang thông tin điện tử;
+ Ngoài ra thực hiện các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Hình thức và thời hạn thực hiện công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sẽ được sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Đơn vị kế toán không được sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán nếu có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
– Đơn vị kế toán thuộc những hoạt động kinh doanh thì phải công khai về báo cáo tài chính năm trong thời hạn xác định 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật Kế toán 2015 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
5. Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm là khi nào?
Căn cứ tại Điều 109 Thông tư
5.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước:
– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm quy định như sau:
+ Đơn vị kế toán phải hành tiến nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước phải tiến hành nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
5.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác:
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải tiến hành phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất được xác định là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến xử phạt vi phạm quy định nộp, công khai báo cáo tài chính Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Kế toán 2015 sửa đổi bổ sung 2019;
Nghị định 102/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
Thông tư