Hành vi gây rối trật tự công cộng chính là hành vi phổ biến nhất mà phe vé gây ra. Việc mua bán vé thường diễn ra ở các khu vực đông người với các hành vi như chèo kéo, chửi bới gây mất trật tự an ninh khu vực. Vậy câu hỏi đặt ra: Phe vé là gì? Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi phe vé?
Mục lục bài viết
1. Phe vé là gì?
phe vé là một hiện tượng đó không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên hiện tại thì hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn không có định nghĩa và không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về hành vi phá vé. Vậy cần phải hiểu phe vé là gì? Có thể hiểu rằng, phe vé là hành vi mua vé rồi bán lại với giá cao hơn cho người khác thực sự cần mua nó, để kiếm lợi nhuận và nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Hành vi này thường xuất hiện trong các sự kiện lớn và sự kiện đó nhận được sự quan tâm đông đảo từ nhiều người dân, ví dụ như các trận thi đấu bóng đá …
Theo từ điển tiếng Việt, có định nghĩa, “phe” là việc mua đi bán lại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy: phe vé chính là hành vi mua vé của các chương trình sự kiện sau đó bán lại cho các chủ thể khác với giá cao hơn so với mức giá ban đầu ba mình đã mua của các chương trình và sự kiện đó, tức là cao hơn so với mức vé do nhà tổ chức phát hành. Vì vậy nếu như xuất phát từ bản chất chỉ là hoạt động mua bán thông thường mà không có mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì sẽ không bị coi là hoạt động “phe vé”. Các trường hợp phe vé đều là các trường hợp bằng một cách nào đó, các chủ thể có thể thực hiện hoạt động gian lận để có vé bán không thông theo quy định thông thường.
Lâu nay thì có thể thấy, hành động phe vé đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam trong nhiều chương trình sự kiện khác nhau, đặc biệt là đối với người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam. Được mệnh danh là môn thể thao vua cho nền bóng đá chính là công cụ mà các tay “phe vé” lợi dụng vào đó để trục lợi, chúng lợi dụng vào điểm đam mê bảo khao khát của đông đảo người hâm mộ để kiếm lợi nhuận cá nhân. Các vé được bán ra trong đêm chung kết đá bóng thường “cháy hàng”. Nếu như có nhu cầu đi xem các chương trình này thì bắt buộc phải đến thị trường “chợ đen” do các tay “phe vé” giao bán vé có mức giá “cắt cổ”. Như vậy thì có thể xem hiện tượng phe vé là một dạng của hoạt động đầu cơ tích trữ, là hoạt động trái quy định của pháp luật. Các tay “phe vé” mua một lượng vé lớn nhất định rồi cho đến khi hết vé của các tổ chức ban hành thì họ sẽ đem vé mà họ đã mua ra để chào bán với giá cao hơn gấp nhiều lần.
2. Hành vi phe vé có bị coi là vi phạm pháp luật hay không?
Như đã phân tích ở trên thì có thể thấy, hiện nay không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam xác định rằng hành vi “phe vé” là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế theo nguyên tắc chung thì nếu như pháp luật không cấm các chủ thể hoàn toàn có quyền làm. Tức là pháp luật hiện nay không cấm hành vi “phe vé” một cách cụ thể trong bất cứ điều luật nào và cũng chưa có quy định xử phạt đối với những chủ thể thực hiện hoạt động “phe vé”, tuy nhiên hành vi này đã mang lại không ít sự bất mãn cho người hâm mộ khi các chủ thể đã đầu cơ quá nhiều vé để đem vé đó bán lại với giá đắt hơn gấp nhiều lần cho những người khác, trong khi những người thật sự cần mua vé thì lại không thể mua vé đó với giá gốc và họ phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua lại từ những chủ thể đầu cơ.
Chính vì thế, nhiều ban tổ chức hiện nay tại các sự kiện đã áp dụng nhiều hình thức bắt buộc trong quá trình mua vé. Chẳng hạn như kèm theo điều khoản, trường hợp nào mua vé mà bán lại với giá cao hơn thì sẽ bị truy thu lại vé đó, có nhất ba tổ chức đã thành lập đội tuần tra trước cổng các sự kiện để giám sát những trường hợp vi phạm để truy thu và thu hồi vé đã bán. Hiện nay có thể thấy, trong các chương trình và các sự kiện thì vé sẽ được coi là hàng hóa hợp pháp, và được phép mua bán giao dịch. Chính vì thế cho nên, rất người hâm mộ mua lại vé với mức giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc chính là sự thoả thuận giữa các bên, sự thuận mua vừa bán này là hành vi mà pháp luật không cấm.
Tuy nhiên thì có thể thấy, việc mua vé có thể hiểu là đương nhiên chấp thuận các điều kiện mà đơn vị phát hành vé đặt ra, trong đó bao gồm các thông tin được ghi trên vé và các quy định do đơn vị phát hành vé đã ban hành trước đó, bao gồm các điều kiện để mua và sử dụng vé nhằm đảm bảo quá trình phân phối vé một cách hợp lý và đúng đối tượng, bảo đảm an ninh và an toàn so sự kiện cũng như lợi ích cho bên phát hành và người mua vé. Trong trường hợp bên mua vi phạm các quy định do bên bán đặt ra thì bên bán hoàn toàn có quyền áp dụng các biện pháp được quy định trong điều kiện mua vé và sử dụng vé đối với bên mua, chẳng hạn như nếu bên bán quy định người sử dụng phải là người đứng tên đăng ký mua vé thì khi không phải là người đó thì bên bán hoàn toàn có quyền không cho phép người mua lại vào sân …
Mặc dù pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi “phe vé”, tuy nhiên nếu các chủ thể có hành vi này nhằm mục đích chèo kéo khách hàng dẫn tới hiện tượng gây mất trật tự công cộng và gây cản trở giao thông thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, ngoài ra thì nếu các chủ thể thực hiện hành vi “phe vé” còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm theo điều luật tương ứng, nếu các chủ thể này tự ý in vé giả hoặc chế bản lại vé bằng một công nghệ cao để lừa dối người mua nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản trái quy định của pháp luật.
3. Quy định về mức xử phạt vi phạm đối với hành vi phe vé:
Mặc dù theo như phân tích ở trên thì pháp luật hiện nay chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi “phe vé”, Tuy nhiên nếu chủ thể nào thực hiện hành vi này nhằm mục đích chèo kéo khách hàng gây mất trật tự nơi công cộng và cản trở giao thông qua lại thì sẽ bị. tuy nhiên nếu chủ thể nào thực hiện hành vi này nhằm mục đích chèo kéo khách hàng gây mất trật tự nơi công cộng và cản trở giao thông qua lại thì sẽ bị xử phạt. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có ghi nhận cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi “phe vé” gây mất trật tự công cộng, cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác;
– Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
– Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
– Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Theo đó thì có thể thấy, nếu các chủ thể thực hiện hành vi “phe vé” nhằm mục đích chèo kéo khách hàng, chửi với nhau gây nên hiện tượng mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến quá trình giao thông qua lại, gây mất trật tự đến nơi biểu diễn nghệ thuật và các sự kiện, thì sẽ bị xử phạt hành chính theo mức nêu trên.
4. Hành vi phe vé có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Về cơ bản thì người thực hiện hành vi “phe vé” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các cấu thành tội phạm theo các điều luật sau đây:
Thứ nhất, nếu các chủ thể mà thực hiện hành vi “phe vé” thỏa mãn cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 318 của
Thứ hai, nếu như các chủ thể thực hiện hoạt động “phe vé”, dùng các loại vé giả để bán cho người hâm mộ nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều luật này quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.