Hiện nay, hoạt động xuất nhập cảnh luôn được Nhà nước thắt chặt quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp vi phạm quy định về xuất nhập cảnh. Dưới đây là bài phân tích về xử phạt qua lại biên giới không làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh:
Xuất nhập cảnh là hoạt động pháp lý liên quan đến việc di chuyển giữa Việt Nam và các nước khác của công dân Việt Nam và công dân nước ngoài. Hoạt động xuất nhập cảnh nằm dưới sự quản lý của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định của Luật xuất nhập cảnh 2019, đối với hoạt động xuất nhập cảnh, công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền của công dân Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập cảnh:
+ Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
+ Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;
+ Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
+ Được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
+ Được quyền sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
+ Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ đối với hoạt động xuất nhập cảnh sau đây:
+ Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;
+ Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;
+ Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
2. Xử phạt qua lại biên giới không làm thủ tục xuất nhập cảnh:
Theo nội dung phân tích tại phần mục trên, một trong những nghĩa vụ mà công dân Việt Nam phải thực hiện liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh là chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài và sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh. Do đó, hành vi qua lại biên giới không làm thủ tục xuất nhập cảnh là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 17
+ Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
+ Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
+ Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
+ Sử dụng hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
+ Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
+ Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại.
Theo quy định tại điều luật này, đối với hành vi qua lại biên giới không làm thủ tục nhập cảnh, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều hành vi đi lại qua biên giới nhưng không làm thủ tục xuất nhập cảnh, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh quốc gia và an toàn khu vực.
Mức xử phạt này được áp dụng đối với tất cả các chủ thể có hành vi vi phạm về việc không làm thủ tục nhập cảnh khi qua biên giới. Đây được xem là biện pháp xử lý vi phạm hành chính, để các đối tượng vi phạm xác định được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, không tái phạm. Đồng thời, nó là tấm gương răn đe cao, để các cá nhân khác nhìn vào, không thực hiện hành vi vi phạm tương tự. Đây chính là một trong những phương cách duy trì và đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động xuất nhập cảnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tuy nhiên, để biện pháp xử phạt này phát huy tác dụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần thắt chặt công tác quản lý hoạt động hải quan; công dân cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh.
3. Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh:
3.1. Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh:
Theo quy định của pháp luật, hoạt động xuất nhập cảnh phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cụ thể như sau:
– Nguyên tắc 1: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Nguyên tắc 2: Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Nguyên tắc 3: Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
– Nguyên tắc 4: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
3.2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh:
Theo quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh bao gồm:
– Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
– Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
– Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
– Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
– Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
– Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
– Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
– Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
– Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
– Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019;