Xu thế du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu đi các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng ngày một tăng cao, vì thế các đại lý lữ hành ra đời ngày càng nhiều. Hành vi không treo biển đại lý lữ hành sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt không treo biển đại lý lữ hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (sau được sửa đổi tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo) , có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành. Theo đó thì các đối tượng có hành vi không treo biển đại lý lữ hành sẽ bị xử phạt với mức tiền cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi treo biển đại lý lữ hành tại các đại lý lữ hành tuy nhiên ở vị trí khó nhận biết tại trụ sở của đại lý;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi lập hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong những nội dung theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tại thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành hoặc địa điểm kinh doanh đại lý lữ hành hoặc thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành, cung cấp thông tin không rõ ràng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không công khai về số lượng dịch vụ đại lý hoặc không trung thực về số lượng dịch vụ hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách hàng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không treo biển đại lý lữ hành;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không cung cấp thông tin về số lượng dịch vụ du lịch hoặc giá cả của các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch, bán chương trình du lịch không phù hợp với các điều khoản và không phù hợp với nội dung được ghi nhận trong hợp đồng đại lý lữ hành;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật, không có hợp đồng đại lý lữ hành được ký kết với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tổ chức thực hiện chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành đối với các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi nhận bán chương trình dịch vụ của các đại lý lữ hành cho bên giao đại lý nhưng không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, không treo biển đại lý lữ hành tại các đại lý kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên đây là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Còn đối với tổ chức vi phạm cùng một hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi không treo biển đại lý lữ hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (sau được sửa đổi tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về thẩm quyền xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 25.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc tước thẻ hướng dẫn viên du lịch, ra quyết định công nhận các hạng mục đối với các cơ sở lưu trú du lịch ra biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, ra quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành đạt tiêu chuẩn phục vụ đối với khách du lịch, ra quyết định công nhận các địa điểm du lịch và ra quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 25.000.000, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc tước thẻ hướng dẫn viên du lịch, ra quyết định công nhận các hạng mục đối với các cơ sở lưu trú du lịch ra biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, ra quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành đạt tiêu chuẩn phục vụ đối với khách du lịch, ra quyết định công nhận các địa điểm du lịch và ra quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 50.000.000, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
Như vậy có thể nói, hành vi của đại lý lữ hành đó là không cho bên đại lý có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cao nhất là 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức, vì vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không treo biển đại lý lữ hành thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thời hiệu xử phạt hành vi không treo biển đại lý lữ hành:
Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (sau được sửa đổi tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 01 năm. Thời điểm được sử dụng để làm căn cứ tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được xác định cụ thể như sau:
– Đối với những vi phạm hành chính đang được thực hiện trên thực tế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính kể từ thời điểm người có thẩm quyền trong quá trình thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính đó;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trên thực tế thì thời hiệu sẽ được xác định kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy có thể nói, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các đại lý lữ hành có hành vi không treo biển đại lý lữ hành được xác định là 01 năm theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;
– Nghị định 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.