Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của giáo viên là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Vậy người thực hiện hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt khi xúc phạm danh dự nhân phẩm của giáo viên:
1.1. Thế nào là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên?
Xúc phạm danh dự nhân phẩm của giáo viên được xem là hành vi sử dụng những lời lẽ hoặc hành động mang tính sỉ nhục, lăng mạ, thô tục nhằm mục đích để hạ thấp hoặc chà đạp phẩm giá của người khác. Từ đó gây hậu quả cho người bị xúc phạm giảm đi uy tín của mình và gây thiệt hại về danh dự nhân phẩm tổn thất về tinh thần cho người bị xúc phạm.
Căn cứ quy định của hiến pháp năm 2013 và Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ về quyền bất khả xâm phạm về danh dự nhân phẩm, điều này đồng nghĩa với việc nghiêm cấm các hành vi dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đây được xem là một trong những quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân và được pháp luật tôn trọng bảo vệ
Đồng thời, theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019 nêu rõ nghiêm cấm các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học trong các cơ sở giáo dục.
Như vậy, có thể thấy hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm quần giáo viên là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
1.2. Xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên:
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo như sau:
Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc thân thể nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với giáo viên hoặc các cán bộ giữ vị trí quản lý, công nhân, viên chức và những người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt tiền người có hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm uy tín của giáo viên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người coa hành vi vi phạm phải thực hiện việc xin lỗi công khai tới giáo viên bị xúc phạm danh dự nhân phẩm, trừ trường hợp người đó không yêu cầu người có hành vi vi phạm thực hiện việc xin lỗi công khai.
Như vậy, có thể thấy trường hợp có hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của giáo viên tại các cơ sở giáo dục nhưng chưa xâm phạm nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đó có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân còn đối với tổ chức thì sẽ gấp đôi tức là tổ chức có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của giáo viên nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác theo đó nếu một người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm uy tín, danh dự của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại điều này và bị áp dụng hình phạt như sau:
Áp dụng hình phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giữ trong thời hạn đến 03 năm nếu như một người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác cụ thể trong trường hợp này là giáo viên.
Mức phạt tối đa đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của giáo viên là hình phạt tù có thời hạn đến 02 năm.
Ngoài bị áp dụng các hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong thời hạn từ 01 đến 05 năm.
2. Học sinh có bị xử phạt khi xúc phạm danh dự nhân phẩm của giáo viên không?
Câu hỏi: Chị A ở Nam Định có gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia như sau:
Con trai tôi năm nay lên lớp 6 hôm qua thầy chủ nhiệm có phản ánh về việc cháu có hành vi chửi rủa giáo viên dạy môn thể dục vì thầy đã phạt cháu chạy một vòng sân vì không mang đúng đồng phục. Vậy con tôi có bị xử phạt gì không?
Trả lời: Cảm ơn chị A đã gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia, về vấn đề của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi.
Và theo quy định tại Điều 1
Như vậy, có thể thấy người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính khi người đó có hành vi vi phạm hành chính thực hiện với lỗi cố ý. Riêng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi mà họ vi phạm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 theo đó:
– Chỉ được áp dụng việc xử lý hành chính đối với những người chưa thành niên để nhằm mục đích giáo dục và giúp đỡ những người này có cơ hội để sửa chữa sai lầm của mình, được phát triển một cách toàn diện, lành mạnh và trở thành một công dân có ích cho gia đình và xã hội.
– Việc quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính sẽ được thực hiện dựa trên khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm của mình, nguyên nhân và hoàn cảnh thực hiện hành vi vi phạm đó.
Cần lưu ý đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với người chưa thành niên sẽ có mức phạt nhẹ hơn đối với những người thành niên có hành vi vi phạm hành chính tương tự cụ thể:
– Đối với người chưa thành niên là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không thực hiện việc áp dụng hình thức xử phạt tiền. Đối với người chưa thành niên là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì việc áp dụng hình thức xử phạt tiền với mức không quá 1/2 mức phạt tiền được áp dụng cho người đã thành niên; bị bắt buộc phải nộp phạt một khoản tiền tương ứng với trị giá của tang vật và phương tiện bằng 1/2 giá trị của tang vật và phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
– Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó sẽ phải nộp phạt thay cho con hoặc người được giám hộ nếu người chưa thành niên không có tiền để nộp phạt và không có các khả năng để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 trong đó nêu rõ đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm thuộc trường hợp rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Còn đối với những người từ đủ 16 tuổi trở lên thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà mình đã thực hiện chỉ trừ những trường hợp bộ luật hình sự có quy định khác về chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy con trai chị A 12 tuổi nên không đủ tuổi để bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Tuy nhiên con chị có thể bị xử lý kỉ luật theo quy định của cơ sở giáo dục mà cháu đang học.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020;
Luật Giáo dục 2019;
Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục