Hành vi uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông. Người uống rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Hành vi uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông. Người uống rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Trong bia, rượu đều chứa etanol – chất rất độc hại cho cơ thể vì nó ảnh hưởng đến thể lực, tư duy, trí tuệ, khả năng lao động. Uống rượu bia, ngoài việc làm tổn thương các bộ phận cơ thể người thì trong khoảng thời gian nhất định sau khi uống rượu còn bị giảm thể lực, giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp này rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn. Do đó tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm:
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm cho chính người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác. Đảm bảo cho quy định này được thực hiện nghiêm chỉnh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, người uống rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự:
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng;
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự:
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng;
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng;
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng không vi phạm hai trường hợp trên thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
– Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng;
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng;
+) Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng không thuộc hai trường hợp vi phạm trên thì bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
– Người lái tàu, phụ lái tàu:
+) Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng;
+) Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+) Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng không vi phạm một trong hai trường hợp trên thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.