Sử dụng chất độc để khai thác thủy sản. Luật thủy sản 2003 nghiêm cấm hành vi sử dụng các loại chất độc để đánh bắt thủy sản.
Sử dụng chất độc để khai thác thủy sản. Luật thủy sản 2003 nghiêm cấm hành vi sử dụng các loại chất độc để đánh bắt thủy sản.
Theo quy định tại Điều 6 Luật thủy sản 2003, những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản bao gồm:
“1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ,cản trở trái phép đường di chuyển tựnhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm,phá, eo, vịnh.
2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.
3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn.
4. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thuỷ sản.
5. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm,khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép.
6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác….”.
Theo đó, Luật thủy sản 2003 nghiêm cấm hành vi sử dụng các loại chất độc, thực vật có độc tố để đánh bắt thủy sản bởi đây hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hoại sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản.
Hiện nay, tình trạng sử dụng hóa chất độc để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra thường xuyên ở các vùng nước nội địa (hồ chứa, sông, suối, kênh rạch, bàu trũng). Do đó, để chấn chỉnh và nghiêm túc thi hành Luật Thủy sản, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sử dụng hóa chất độc để khai thác thủy sản, Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản tại Điều 17, cụ thể:
– Mức phạt tiền đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản xảy ra tại vùng nước nội đồng.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản xảy ra trên biển.
– Mức phạt đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng.
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản trên biển.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Ngoài ra, pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân, tổ chức vi phạm đó là:
– Tịch thu chất độc, thực vật có độc tố đối với tất cả các hành vi trên.
– Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng hoặc khai thác thủy sản trên biển.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 103/2013/NĐ-CP, chủ thể thực hiện hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc tiêu hủy chất độc, thực vật có độc tố đối.
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố gây ra đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản.