Xử phạt hành vi sai phạm trong hoạt động giám định sở hữu. Vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
Xử phạt hành vi sai phạm trong hoạt động giám định sở hữu. Vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Giám định sở hữu trí tuệ bao gồm: giám định về quyền tác giả và quyền liên quan; giám định về quyền sở hữu công nghiệp; giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp:
”Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi;
b) Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
c) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch văn bản giám định…”
Đồng thời, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN thì hành vi lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi được hiểu là một trong các hành vi sau:
“a) Lợi dụng tư cách tổ chức giám định, giám định viên hoặc việc tham gia hoạt động giám định để tác động, gây ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm thu lợi bất hợp pháp;
b) Hoạt động không đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để thu lợi bất hợp pháp”.
Theo đó, đối với các hành vi lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi, cụ thể là lợi dụng tư cách tổ chức giám định, giám định viên hoặc việc tham gia hoạt động giám định để tác động, gây ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm thu lợi bất hợp pháp hoặc hoạt động không đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để thu lợi bất hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, đó là: tước quyền sử dụng thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.