Hành vi khai thác trái phép tài nguyên đất có bị xử phạt không? Mức phạt áp dụng đối với hành vi khai thác trái phép như thế nào? Xử phạt hành vi khai thác đất trái phép, vận chuyển đất trái phép?
Theo quy định của pháp luật, khoáng sản được định nghĩa như sau. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Như vậy, đất có thể coi là một loại khoáng sản. Trong quá trình sử dụng thì người sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ phần đất đó, không được tự ý khai thác trái phép. Khi khai thác tài nguyên đất phải đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, cũng như giấy phép khai thác khoáng sản trong những trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép khai thác.
Theo quy định của Luật khai thác khoáng sản 2010 trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ khoáng sản được thể hiện như sau:
“a) Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được”.
Mục lục bài viết
1. Xử phạt khi khai thác khoáng sản thông thường không phải xin cấp giấy phép:
Nếu hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường mà không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tùy từng hành vi và mức độ sẽ bị xử phạt theo Điều 41 Nghị định 33/2017/NĐ-CP
“Điều 41. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản
1.Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.
3.Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
4.Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này”.
2. Xử phạt hành vi khai thác khoáng sản trong trường hợp phải xin giấy phép khai thác khoáng sản:
+ Nếu hành vi khai thác khoáng sản (tài nguyên đất) làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ mà không có giấy phép khai thác thì sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 44 Nghị định 33/2017/NĐ-CP
“Điều 44. Vi phạm về khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác đến dưới 10 m3;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 50 m3 trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản là cát, sỏi lòng sông đã khai thác từ 50 m3 trở lên”
– Nếu hành vi khai thác khoáng sản (tài nguyên đất) làm vật liệu thông thường mà không sử dụng vật liệu nổ mà giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn hoặc bị tước giấy phép khai thác thì sẽ bị xử phạt theo khoản 4 Điều 48 Nghị định 33/2017/NĐ-CP
“Phạt tiền đối với hành vi khai thác khi giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn hoặc khai thác khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản.
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; cát, sỏi lòng sông; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại”.
+ Nếu hành vi khai thác khoáng sản mà phải sử dụng vật liệu nổ để khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường hoặc mức công suất khai thác vượt mức 100% trở lên so với trong giấy phép khai thác thì sẽ bị xử phạt theo hành vi tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 33/2017/NĐ-CP
“Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100% trở lên hoặc vượt từ 01 ha trở lên; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép khai thác từ 05 m trở lên, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ cát, sỏi lòng sông và trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại”.
3. Các hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực khai thác khoáng sản:
Ngoài các hình phạt tiền chính thì người vi phạm phải bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau tùy theo mức độ vi phạm thực tế của hành vi và các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng
+ Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 12 tháng
+ Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.
Theo quy định của Khoản 4 Điều 24 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì mức phạt sẽ được xác định như sau:
“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
Ví dụ: Gia đình nhà anh A đang có nhu cầu làm nhà và đã đào một phần đất thuộc phần đất thuộc quyền sở hữu của mình để làm móng nhà. Tuy nhiên, với phần đất thừa do việc đào móng, do không có nhu cầu sử dụng nên gia đình nhà anh A bán cho một người khác để lấy tiền. Vậy thì trong trường hợp này hành vi của anh A có phải là khai thác trái phép khoáng sản không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này hành vi của anh A là hành vi khai phép khoáng sản trái phép và căn cứ vào mức khối lượng đất anh bán cho, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2013/NĐ-CP
Nếu trong trường hợp số lượng số đất bán là 5m3 một ngày thì anh A có thể bị xử phạt với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, và theo quy định của