Xử phạt hành chính với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép? Xử phạt hành chính với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép theo Luật bảo vệ môi trường?
Hiện nay, Tình trạng cá nhân, tổ chức có các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép thực hiện tràn lan trên các con sông mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc hai thác này làm ảnh đến đời sống của người dân sung quanh rất nhiều vì việc này gây ra sạt lở đất hai bên bờ sông đẫn đến những người dân sống ven sông sẽ bị mất nhà và có nguy cơ thiệt hại đến tính mạng. Ngoài ra việc khai thác trái phép này còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Như vậy, đối với các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép thì bị xử lý hành chính như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi:
Đối với công ty tư nhân khi tự ý lấy cát của Nhà nước giao cho UBND xã quản lý để làm đường công vụ mà chưa có giấy phép của cấp có thẩm quyền thì UBND xã xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt đối với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép:
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 2 Điều 4
Trong trường hợp này, công ty tư nhân đã tự ý lấy cát để làm đường công vụ, tức là sử dụng cát làm vật liệu xây dựng nhưng không có Giấy phép. Hành vi khai thác cát mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi khai thác cát (một loại khoáng sản) trái phép, bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:
“Điều 48. Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.”
Ngoài hình thức xử phạt hành chính quy định ở trên thì cũng tại điều này hành vi khai thác cát, sỏi trái phép còn được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này. Không những thế khi cá nhân, tổ chức vi phạm về hành vi khai thác cát, sỏi trái phép thì cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi của mình như buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra; Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cấu cá nhân buộc phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Đối với hành vi khai thác khoáng sản là cát, sỏi không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thi áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung áp dụng tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Do đó, tùy thuộc vào khối lượng khoáng sản khai thác cát trái phép sẽ có mức xử phạt hành chính tương ứng.
Như vậy cá nhân khai thác cát trái phép, không có giấy phép khai thác cát sẽ bị phạt tiền theo quy định nêu trên. Phụ thuộc vào phạm vi khai thác cát và lượng cát đã khai thác là bao nhiêu mà có từng mức phạt hành chính khác nhau. Ngoài mức phạt tiền nêu trên thì cá nhân còn bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Thẩm quyền xử phạt với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép:
Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 7
Thứ hai, về thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân xã được căn cứ vào Khoản 3 Điều 143 Luật Môi Trường năm 2014:
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc xác nhận và kiểm tra việc thực hiện
– Ủy ban nhân dân xã phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc Ủy ban nhân dân xã thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật môi trường về hòa giải;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện quản lý hoạt động bảo vệ môi trường của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân xã.
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện hằng năm tổ chức đánh giá và thực hiện việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện chủ trì và phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;
– Ngoài ra thì Ủy ban nhân dân xã thực hiện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
Thứ ba, về việc xử lý hành vi khai thác cát trái phép, căn cứ Khoản 1 Điều 160 Luật Môi trường năm 2014: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.
Mặt khác theo Khoản 4 Điều 165 Luật Môi trường 2014 quy định về việc tính chi phí thiệt hại về môi trường bao gồm các loại chi phí như chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; chi phí thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan; Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; chi phí thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.