Mức xử phạt đối với lỗi không mang bằng lái ô tô và xe máy. Các giấy tờ phải mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông.
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao, các phương tiện đi lại ngày càng đa dạng, các văn bản pháp luật cũng được ra đời để điều chỉnh đảm bảo ổn định an ninh trật tự. Trong đó có quy định về điều kiện để được tham gia lái một số phương tiện giao thông. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được các quy định của pháp luật do đó vẫn xảy ra phổ biến tình trạng bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí là hình sự về hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ.
Một số ít còn có suy nghĩ khi tham gia giao thông không cần mang giấy phép lái xe chỉ cần thi và đã có giấy phép lái xe là sẽ không bị xử lý vi phạm hoặc có trường hợp quên mang giấy phép lái xe. Vậy những trường hợp không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện người tham gia giao thông đường bộ:
- 2 2. Giấy tờ cần phải mang theo khi lái xe:
- 3 3. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi không mang Giấy phép lái xe:
- 4 4. Chở người đi bệnh viện không mang giấy tờ xe có bị phạt không?
- 5 5. Không mang bằng lái xe, đăng ký xe và bảo hiểm xe thì bị phạt thế nào?
- 6 5. Xử lý vi phạm do tham gia giao thông không có giấy tờ xe:
1. Điều kiện người tham gia giao thông đường bộ:
Người muốn tham gia lái phương tiện giao thông đường bộ cần đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật cho mỗi loại xe, chứ không phải trường hợp nào cứ đủ 18 tuổi là được lái tất cả các loại xe và theo quy định Luật giao thông đường bộ 2008 được quy định như sau
+) Độ tuổi: Đối với tuổi để lái xe không phải cứ đủ 18 tuổi trở lên là được lái tất cả các loại xe mà mỗi loại xe, kết cấu, trọng tải, sẽ quy định mức độ tuổi khác và người tham gia giao thông phải đáp ứng được quy của pháp luật mới được tham gia lái xe. Pháp luật quy định như vậy nhằm mục đích để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
– Đủ 16 tuổi được lái loại xe dưới 50cm3 nếu chưa đủ 16 thì chỉ được lái xe đạp, đạp đạp điện…
– Đủ 18 tuổi được lái xe từ 50cm3 và các loại xe tương tự, xe tải trọng 3.500kg và đối với ô tô có 09 chỗ ngồi.
– Đủ 24 tuổi trở lên được lái loại xe từ 10 cho đến 30 chỗ ngồi, thuộc hạng C rơ mooc, sơ mi rơ mooc.
– Đủ 21 tuổi trở lên được lái hạng B2 , trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
– Đủ 27 tuổi trở lên được phép lái ô tô chở trên 30 chỗ ngồi, lái hạng D kéo rơ mooc.
Độ tuổi tối đa được phép lái xe đối với nữ là 50 tuổi với nam là 55 tuổi đối với loại xe trên 30 chỗ ngồi.
+) Sức khỏe: Người tham gia lái xe phải đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định của pháp luật.
2. Giấy tờ cần phải mang theo khi lái xe:
– Đăng kí xe: Để chứng minh xe có rõ nguồn gốc xuất xứ, xác định được độ tuổi, sức khỏe đủ điều kiện để tham gia lái loại phương tiện đó. Ngoài ra còn xem xét tài sản đó có phải có được do hành vi phạm tội mà có hay không để kịp thời ngăn chặn tội phạm.
– Giấy phép lái xe: Khi tham gia giao thông bắt buộc người lái xe phải có Giấy phép lái xe để xác định có đủ điều kiện để lái loại phương tiện đó hay không, đã qua được sát hạch lái xe hay không để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Giấy phép lái xe có 02 loại Giấy phép lái xe có thời hạn và Giấy phép lái xe không có thời hạn.
+) Giấy phép lái xe không xác định thời hạn bao gồm: Hạng A1, hạng A2, hạng A3. Đối với loại giấy phép lái xe này thì người có giấy phép lái xe không cần đi ra hạn. Trong trường hợp bị mất chỉ cần làm thủ tục xin cấp lại theo quy định pháp luật.
+) Giấy phép lái xe xác định thời hạn bao gồm: Giấy phép lái xe hạng A4, Hạng B1, hạng B2, hạng C, hạng D, hạng E và hạng FB2, FD, FE. Đối với loại này thì khi Giấy phép lái xe sắp hết hạn người có giấy cần làm thủ tục cấp đổi lại. Nếu hết hạn vẫn cố sử dụng và lưu hành sẽ không có giá trị và được coi là không có giấy phép lái xe.
Giấy phép lái xe không chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn có giá trị trong vùng lãnh thổ mà nước ta ký cam kết công nhận Giấy phép lái xe của nhau.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe cơ giới là xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô tham gia giao thông.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đây là bảo hiểm bắt buộc và phạm vi bảo hiểm được xác nhận rõ ràng trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nó mang tính nhân đạo. Đảm bảo nếu có xảy ra tai nạn vấn đề cần thực hiện bồi thường thì bảo hiểm sẽ bảo đảm vấn đề này.
3. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi không mang Giấy phép lái xe:
Tuy nhiên không phải ai cũng biết khi tham gia giao thông cần có những giấy tờ và điều kiện trên và một số trường hợp biết nhưng lại quên không mang theo. Đối với trường hợp lỗi quên mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị xử lý hành chính như sau;
Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt được quy định như sau:
– Đối với người lái xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trừ trường hợp có lái xe quốc tế cấp năm 1968 nhưng không mang giấy phép lái xe quốc gia.
– Trường hợp người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trừ trường hợp có lái xe quốc tế cấp năm 1968 nhưng không mang giấy phép lái xe quốc gia.
Bên cạnh đó nếu người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự có Giấy phép lái xe tuy nhiên nếu Giấy phép lái xe đó hết hạn sử dụng dưới 06 tháng cũng sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
4. Chở người đi bệnh viện không mang giấy tờ xe có bị phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị. Anh chị làm ơn cho em hỏi? Sáng nay đứa bạn em nó đưa người đi viện thì bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính hành vi không gương. Cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giây tờ vì vội đưa người đi viện nên cũng quên không mang. Bạn em cũng trình bày với cảnh sát giao thông nhưng họ vân đòi hỏi giấy tờ. Vì nhà xa lại đang gấp nên không về lấy được, bạn em đợi để tới lượt làm biên bản nhưng vì quá đông nên mãi không tới lượt nên vì thế đã để xe ở lại và bắt xe ôm đưa người đi viện . Đến chiều quay lại thì không thấy mấy anh cảnh sát giao thông đâu. Bạn em cũng hỏi thăm về đội cảnh sát giao thông để làm việc thì người bảo vệ nói chiều họ nghỉ thứ 2 tuần sau mới làm việc. Anh chị cho em hỏi không biết xe máy của bạn em có bị mất không? Và khi lên làm việc phải trình bày thế nào?
Luật sư tư vấn:
Trong tình huống bạn trình bày, bạn của bạn vì đưa người nhà đi viện nên đã đi xe không có gương và cũng không kịp mang theo giấy tờ xe. Nhưng bạn cũng không trình bày rõ việc đưa người đi viện này có cấp thiết hay không và mức độ như thế nào nên có 2 tình huống có thể đặt ra:
* Trường hợp 1:Việc đưa người đi viện là hết sức cấp thiết, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh thì việc bạn của bạn bị xử phạt hành chính như trên là không chính xác bởi theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, trong tình huống này nếu không kịp thời đưa người vào viện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đây có thể coi là 1 tình thế cấp thiết. Và nếu bạn của bạn vi phạm hành chính trong tình huống này thì bạn của bạn sẽ được miễn xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp này, để giải quyết quyền lợi, bạn của bạn có thể làm đơn khiếu nại lên đội CSGT đã xử lý vi phạm hành chính đối với bạn của bạn.
* Trường hợp 2: Việc đưa người đi bệnh viện là không cấp bách thì không đặt ra tình thế cấp thiết ở đây, CSGT hoàn toàn có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với bạn của bạn.
Trong tình huống này việc bạn của bạn không nói gì với cảnh sát giao thông mà tự ý bỏ đi là sai, và cảnh sát giao thông cũng không có nghĩa vụ phải giữ xe cho bạn của bạn nếu bạn của bạn chưa được lập biên bản tạm giữ xe theo quy định tại Điều 125
Tuy nhiên trong trường hợp này, có thể cảnh sát giao thông vẫn đưa xe của bạn ấy về đồn cảnh sát giao thông. Để biết chính xác về thông tin của chiếc xe thì bạn của bạn nên tới trực tiếp nơi làm việc của đội cảnh sát giao thông để hỏi rõ về chiếc xe của mình.
5. Không mang bằng lái xe, đăng ký xe và bảo hiểm xe thì bị phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: khi tôi tham gia giao thông quên không mang giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm xe thì mức phạt như thế nào? Và khi cảnh sát giao thông đang đi trên xe môtô có được phép dừng các phương tiện khác để kiểm tra không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Với những lỗi tham gia giao thông nêu trên, có thể xác định mức phạt của bạn dưới từng hành vi vi phạm sau:
* Lỗi không mang hoặc không có bảo hiểm xe:
– Với xe máy và loại xe tương tự xe máy: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Với xe ô tô, máy kéo và các loại tương tự xe ô tô: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (căn cứ điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
* Lỗi không mang giấy phép lái xe.
– Với xe máy và loại xe tương tự xe máy: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Với xe ô tô, máy kéo và các loại tương tự xe ô tô: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
* Lỗi không mang Giấy đăng ký xe
– Với xe máy và loại xe tương tự xe máy: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Với xe ô tô, máy kéo và các loại tương tự xe ô tô: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (căn cứ điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 65/2020/TT-BCA. Nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì cảnh sát giao thông đang đi trên xe mô tô vẫn có quyền dừng phương tiện để xử lý vi phạm hành chính.
5. Xử lý vi phạm do tham gia giao thông không có giấy tờ xe:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, ngày 22 tháng 7 tôi có điều khiển xe mà bị giao thông bắt đòi kiểm tra giấy tờ mà tôi không có, kêu tôi ngay 29 tháng 7 đóng phạt, rồi tôi có lấy lại được xe không? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 60
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, theo Khoản 2 Điều 78
Căn cứ Điều 127
Theo thông tin bạn cung cấp, ngày 22 tháng 7 bạn có điều khiển xe mà bị giao thông bắt kiểm tra giấy tờ nhưng không có, bị công an lập biên bản, tạm giữ phương tiện của bạn và có hẹn bạn ngày đến nhận quyết định và nộp phạt, trong trường hợp này, bạn cần đến để công an ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và nộp phạt theo thời hạn thì sẽ được trả lại xe theo quy định của pháp luật sau khi bạn chấp hành xong quyết định xử phạt.