Khi tham gia giao thông các phương tiện cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên trong một số trường hợp mà nhiều chủ thể chưa xác định được phần đường, dẫn đến vi phạm. Vậy mức xử phạt điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức xử phạt điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường:
- 2 2. Mức xử phạt điều khiển xe mô tô đi không đúng phần đường:
- 3 3. Mức xử phạt điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện không đúng phần đường:
- 4 4. Thẩm quyền xử phạt hành vi điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường:
- 5 5. Quy định của pháp luật đi đúng phần đường khi tham gia giao thông đường bộ:
1. Mức xử phạt điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường:
1.1. Thế nào là điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường:
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định. Vậy luật quy định như thế nào về phần đường dành cho người tham gia giao thông? Căn cứ Điều 3 Luật giao thông đường bộ hiện hành quy định phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Theo đó đường bộ gồm: Đường; cầu đường bộ; hầm đường bộ; bến phà đường bộ.
Đồng thời căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT thì phần đường gồm 02 loại:
– Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường đi bộ được sử dụng cho những phương tiện đi lại giao thông vận tải cơ giới đường đi bộ và xe máy chuyên dùng qua lại
– Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường đi bộ được sử dụng cho những phương tiện đi lại giao thông vận tải thô sơ qua lại
Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường dành cho các loại xe và sẽ có biển báo hiệu cho từng loại phương tiện giao thông được phép tham gia làn đường nào. Phần đường cũng sẽ có các dải phân cách để phân chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc phân chia phần đường của nhiều loại xe khác nhau khi tham gia giao thông cùng chiều.
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ về phần đường của các phương tiện tham gia. Việc điều khiển xe đi không đúng phần đường có thể hiểu là người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại, điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới.
Do đó, điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường nghĩa là người điều khiển phương tiện giao thông đi vào phần đường không dành cho xe ô tô. Nếu đi sai phần đường đã quy định thì chủ thể tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Mức xử phạt điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường:
Có thể thấy Luật giao thông đã quy định rất rõ về phần đường dành cho các phương tiện. Tuy nhiên trên thực tế các chủ thể còn chưa có đủ hiểu biết hoặc vì các lý do khác mà đi không đúng phần đường, hành vi này sẽ bị phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
– Hành vi vi phạm: điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)
– Hình phạt chính: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng
– Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Không có
Bên cạnh đó căn cứ điểm a, khoản 7 Điều 5
Hành vi vi phạm: điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)
– Hình phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng
– Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Có thể phải chịu mức bồi thường thiệt hại do bên thiệt hại đưa ra nếu gây tai nạn giao thông mà người khác bị thương tích hoặc thiệt hại về tài sản.
Ngoài ra, theo quy định để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định. Theo đó hành vi vi phạm điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường hoặc lề đường theo quy định sẽ không bị tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông cần giữ phương tiện giao thông để ngăn chặn hành vi vi phạm và phục vụ quá trình điều tra thêm về vụ tai nạn thì tùy vào tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông mà cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định thời hạn tạm giữ phương tiện có thể từ 07 ngày và tối đa kéo dài không quá 60 ngày tính cả thời gian gia hạn để điều tra.
2. Mức xử phạt điều khiển xe mô tô đi không đúng phần đường:
– Hành vi vi phạm: điều khiển xe mô tô (kể cả xe máy điện) đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)
– Hình phạt chính: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;
– Hình phạt bổ sung: không có;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: không có.
Ngoài ra, trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường mà gây tai nạn giao thông thì:
– Hành vi vi phạm: điều khiển xe mô tô (kể cả xe máy điện) đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) gây tai nạn giao thông;
– Hình phạt chính: phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng;
– Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Có thể phải chịu mức bồi thường thiệt hại do bên thiệt hại đưa ra nếu gây tai nạn giao thông mà người khác bị thương tích hoặc thiệt hại về tài sản.
3. Mức xử phạt điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện không đúng phần đường:
– Hành vi vi phạm: điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều);
– Hình phạt chính: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;
– Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: không có
Ngoài ra, trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường mà gây tai nạn giao thông thì:
– Hành vi vi phạm: điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) gây tai nạn giao thông;
– Hình phạt chính: bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng;
– Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Có thể phải chịu mức bồi thường thiệt hại do bên thiệt hại đưa ra nếu gây tai nạn giao thông mà người khác bị thương tích hoặc thiệt hại về tài sản.
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường quy định.
4. Thẩm quyền xử phạt hành vi điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường:
Căn cứ Khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên sẽ có quyền ra quyết định xử phạt đối với trường hợp xe ô tô đi không đúng phần đường đường hoặc đi không đúng phần đường gây tai nạn giao thông.
5. Quy định của pháp luật đi đúng phần đường khi tham gia giao thông đường bộ:
Luật Giao thông đường bộ quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đó là:
+ Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
+ Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Như vậy, đối với người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định vạch kẻ đường thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ, là vạch chỉ sự phân chia của phần đường, làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại, vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Như vậy, khi tham gia giao thông để đi đúng phần đường dành cho ô tô hoặc các phương tiện khác thì người điều khiển giao thông phải quan sát vạch chỉ đường và hệ thống biển báo để xác định đúng ý nghĩa của hiệu lệnh và chỉ dẫn, từ đó đi đúng phần đường của mình.
Chẳng hạn như, Tại Phụ lục G của Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định vạch phân chia hai chiều xe chạy hay còn gọi là vạch tim đường, dạng vạch đơn, nét liền, màu vàng dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa; người điều khiển xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ thì trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường nếu khu vực đó cho phép; đồng thời khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, Luật giao thông đường bộ cũng quy định về một số quy tắc dành cho người đi bộ khi tham gia giao thông đó là: người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường nếu không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt;…..
Những văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.