Đối tượng xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy? Nội dung xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy? Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy?
Trong một số hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các loại hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn… thì điều kiện liên quan đến an toàn phòng cháy, chữa cháy là một trong các điều kiện bắt buộc mà các doanh nghiệp cần phải đảm bảo. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh các loại hình kinh doanh yêu cầu điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy mà người kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện đã được quy định gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh doanh nghiệp hoặc người kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy quy định về xử phạt hành chính khi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc các quy định của pahsp luật về xử phạt hành chính khi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Đối tượng xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy
– Các đối tượng bị xử phạt khi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
+ Cá nhân, tổ chức Việt Nam
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài
– Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
+ Bộ Công an
+ Ủy ban nhân dân các cấp
+ Lực lượng công an nhân dân đang thi hành công vụ
+ Các lực lượng: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
+ Thanh tra, quản lý thị trường
2. Nội dung xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, các cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Theo quy định tại điều Điều 28
“Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
b) Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;
c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hình thưc xử phạt phạt tiền áp dụng trong các trường hợp: không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản hoặc phạt tiền trong trường hợp người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối vói các trường hợp vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy nêu trên bao gồm: các lực lượng công an nhân dân đang thi hành công vụ; chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra, quản lý thị trường; Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt theo quy định của
3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
Khi tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy phải tuân thủ những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đã được quy định trong
– Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời
Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc phân định thẩm quyền
+ Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt theo quy định đối với từnghanhf vi vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy cụ thể.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
+ Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
– Nguyên tắc công minh
Mọi hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo công minh, đúng đối tượng, đúng tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm.
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định
– Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy chỉ bị xử phạt một lần
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy được tiến hành chủ yếu bằng con đường hành chính theo quy định cua quy phạm thủ tục hành chính. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hnahf chính năm 2012. Theo đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy được thực hiện theo thủ tục sau:
– Bước 1: Phát hiện hành vi vi phạm hành chính, đình chỉ, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính
– Bước 2: Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản hoặc theo thủ tục thông thường
– Bước 3:
– Bước 4: Thi hành
– Bước 5: Giải quyết khiếu nại và lưu giữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy định xử phạt hành chính khi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy và các thông tin liên quan.