Xử phạt hành chính hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu. Quy định pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu và nhãn hàng hóa.
Xử phạt hành chính hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu. Quy định pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu và nhãn hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến khách hàng do sơ suất nên kế toán của chúng tôi không xé hóa đơn gửi kèm mà chỉ có phiếu giao hàng có đóng dấu của Công ty, người lập phiếu, thủ kho và giám đốc Công ty nên khi quản lý thị trường kiểm tra dọc đường tài xế chỉ xuất trình được như vậy và đã bị lập biên bản hành vi vận chuyển hàng lậu. Do đơn vị ở xa nên tôi đến địa bàn hết 4 ngày để nộp giấy tờ, hóa đơn, chứng từ để chứng minh lô hàng nhưng vẫn bị bác yêu cầu và đội quản lý thị trường vẫn bảo vệ ý kiến rằng hàng của chúng tôi là hàng nhập lậu. Trên nhãn hàng hóa chúng tôi thiếu tên đơn vị sang chai, đóng gói (chỉ có trên hóa đơn và phiếu kiểm tra) như vậy có phải lỗi vi phạm ở nhãn hàng hóa hay là hàng lậu? Xin Luật Sư cho biết ý kiến. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP;
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 7 Điều 3
"a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về kinh doanh hàng hóa nhập lậu: 1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, hàng hóa bên bạn là hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển chỉ mang theo phiếu giao hàng có đóng dấu của Công ty, người lập phiếu, thủ kho và giám đốc Công ty thì bị cơ quan quản lý thị trường kiểm tra. Sau thời điểm kiểm tra 4 ngày, bên bạn mới xuất trình được hóa đơn, chứng từ của hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP, thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ khi cơ quan chức năng kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:
– Tại thời điểm kiểm tra phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp;
– Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Trường hợp cuối thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào thời gian làm việc tiếp theo thời gian nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào biên bản;
Như vậy, nếu công ty bạn xuất trình hoá đơn sau 24 giờ liên tục, đồng thời tại thời điểm kiểm tra bên bạn không xuất trình được bản sao hóa đơn, chứng từ có dấu của công ty thì cơ quan quản lý thị trường sẽ xử phạt hành chính hành vi hàng hoá nhập lậu. Tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu, bên bạn có thể bị xử phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức cao nhất là 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với hành vi nhãn hàng hóa không ghi đủ thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định tại