Xử phạt vi phạm hành chính là gì? Quy định về xử lý rác thải sinh hoạt? Xử phạt hành chính hành vi đốt rác bừa bãi tại khu dân cư?
Không khó để thấy, ngày nay cuộc sống con người phát triển không ngừng với sự đa dạng các hoạt động dịch vụ tiện ích, công nghệ phát triển. Nhưng kéo theo đó cũng là các vấn đề xã hội, nổi bật lên nhất là ở các thành phố lớn thậm chí là cả các khu vực địa phương là vấn đề đổ rác bừa bãi. Đối với việc để bắt gặp được hiện tượng xả rác bữa bãi này tại các tuyến đường, khu dân cư hay các công trình công cộng như: công viên, siêu thị, khu vui chơi… là không khó. Mặc định, ở mỗi địa phương đều có thùng rác, nơi vứt rác để người dân có thể gom rác đúng nơi quy định và thời gian quy định. Theo đó, việc vứt rác lung tung, không giờ giấc và vứt rác mọi nơi, mọi chỗ đều là những hành vi vứt rác bừa bãi và việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định là hành vi làm ô nhiễm môi trường, gây mất cảnh quan đường phố, đô thị sẽ bị xử phạt nghiêm khắc để nâng cao ý thức của con người lên cao hơn.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ pháp lý:
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính chất quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo; phạt tiền. Các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị trục xuất.
2. Quy định về xử lý rác thải sinh hoạt
Căn cứ theo quy định tại Luật môi trường năm 2014 quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng như sau:
– Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
– Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:
+ Trách nhiệm bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;
+ Trách nhiệm bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Trách nhiệm niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng”.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
Tại
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật”.
Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải được thực hiện theo Chương III Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phải lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Công nghệ chế biến phân hữu cơ;
+ Công nghệ đốt;
+ Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh;
+ Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;
+ Các công nghệ khác thân thiện với môi trường.
Theo đó, đối với trường hợp của bạn. Nếu như bãi đất trống đó theo quy hoạch của địa phương bạn dùng để đổ rác, đốt rác thì sẽ không vi phạm pháp luật. Trường hợp, nếu như việc đổ rác, đốt rác ảnh hưởng tới môi trường bạn đang sinh sống thì bạn có thể liên hệ với Ủy ban nhân cấp xã của mình để có ý kiến đề xuất về việc này, để xác định việc đổ rác, đốt rác này có đúng nơi quy định về xử lý rác thải hay không.
Trường hợp không đúng nơi quy định về đổ rác, đốt rác thải sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.
3. Xử phạt hành chính hành vi đốt rác bừa bãi tại khu dân cư
Theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định việc bảo vệ môi trường không phải của riêng một đối tượng nào đó mà là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Tại Điều 172, Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tức là sử dụng tài sản thì phải kèm theo việc bảo vệ môi trường xung quanh tránh tình trạng ô nhiễm, mất sạch sẽ; nếu làm ô nhiễm môi trường thì người đó phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Người có hành vi tự ý đốt rác thải tại khu vực dân cư của hàng xóm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo hai văn bản quy định về mức phạt hành chính đổ rác bừa bãi đối với hành vi vứt rác bừa bãi. Cụ thể tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và điểm c, d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính như sau: người có hành vi đốt rác tại khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.”
Ngoài ra, người bị xử phạt còn phải áp dụng buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tức hành vi gây ô nhiễm môi trường do mình gây ra theo quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường đối với hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt theo 02 mức độ là: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị”.
Theo đó, Mức phạt hành chính đổ rác bừa bãi sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng tùy mức mức độ vi phạm nặng nhẹ mà hình phạt sẽ được áp dụng tương ứng. Mức phạt cao nhất đối với hành vi đổ rác thải không đúng nơi quy định ở trên là 7.000.000 đồng được quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP và 2.000.000 đồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với hành vi vi phạm về vứt rác không đúng nơi quy định. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi số tiền.
Do có 02 Nghị định quy định về Mức phạt hành chính đổ rác bừa bãi dẫn đến sự khó khăn trong việc áp dụng luật để xử phạt. Tuy nhiên, trên thực tế do có mức xử phạt cao hơn so với Nghị định 167/2013/NĐ-CP nên Nghị định 155/2016/NĐ-CP được áp dụng nhiều hơn để từ đó răn đe, nghiêm khắc xử phạt các đối tượng có hành vi vứt rác bừa bãi.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, hành vi đốt rác ở nơi công cộng gần khu dân cư, ảnh hưởng đến gia đình bạn và người xung quanh, thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 2000.000 đồng. Để chấm dứt tình trạng trên, bạn nên làm đơn gửi đến Ủy ban nhân dân xã nơi xảy ra hành vi để yêu cầu giải quyết.