Thử việc là khoảng thời gian được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong quá trình thử việc, các bên cũng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Vậy trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về thử việc bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định về thử việc:
- 2 2. Ai có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp khi vi phạm các quy định về thử việc đối với người lao động?
- 3 3. Doanh nghiệp có được gia hạn nhiều lần thời gian thử việc đối với người lao động?
- 4 4. Thử việc có bắt buộc đối với người lao động hay không?
1. Xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định về thử việc:
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm về thử việc như sau:
(1) Mức xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng:
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm sau:
– Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng nhưng bắt họ thử việc.
– Sau khi kết thúc thời gian thử việc nhưng không thông báo kết quả thử việc đó đến cho người lao động.
(2) Mức xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
– Đối với một công việc bắt người lao động thử việc quá 01 lần.
– Thử việc quá thời gian pháp luật quy định.
– Trong thời gian thử việc, trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
– Sau khi thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động (áp dụng trong trường hợp các bên giao kết
Ngoài việc bị xử phạt như trên, người sử dụng lao động còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với công việc đó.
+ Buộc phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động.
Lưu ý: mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Còn đối với doanh nghiệp, tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần.
2. Ai có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp khi vi phạm các quy định về thử việc đối với người lao động?
Căn cứ Chương V Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: xử phạt tiền lên đến 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động (trong đó có hành vi của doanh nghiệp khi vi phạm về các quy định thử việc).
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: xử phạt tiền lên đến 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động (trong đó có hành vi của doanh nghiệp khi vi phạm về các quy định thử việc).
– Thẩm quyền của Thanh tra lao động:
+ Thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội: phạt tiền lên đến 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động.
+ Thẩm quyền của Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: xử phạt tiền lên đến 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
+ Thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ: phạt cảnh cáo; phạt tiền lên đến 52,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
+ Thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động: phạt cảnh cáo; phạt tiền lên đến 37,5 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động.
3. Doanh nghiệp có được gia hạn nhiều lần thời gian thử việc đối với người lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24
Căn cứ Điều 25 Bô luật lao động năm 2019 quy định thời gian thử việc như sau:
– Đối với công việc quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: thời gian thử việc không quá 180 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: không quá 60 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: không quá 30 ngày.
– Đối với công việc khác: không quá 06 ngày.
Về bản chất, hai bên người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận về mặt thời gian thử việc sao cho phù hợp và tương ứng với tính chất công việc và phải tuân thủ thời gian theo quy định của pháp luật như trên.
Đồng thời, tai Điều 27
– Người sử dụng lao động phải tiến hành thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc.
– Đối với trường hợp thỏa thuận thử việc ghi nhận trong hợp đồng lao động: nếu như người lao động thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Trường hợp có giao kết hợp đồng thử việc thì sẽ ký hợp đồng lao động đối với người lao động qua thử việc.
– Sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc nếu như người lao động thử việc không đạt yêu cầu.
Như vây, theo quy định trên thì hợp đồng thử việc chỉ được giao kết trong khoảng thời gian theo quy định trên và chỉ được giao kết một lần. Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu phải giao kết hợp đồng lao động, ngược lại phải chấm dứt hợp đồng thử việc.
4. Thử việc có bắt buộc đối với người lao động hay không?
Hiện nay, Bộ luật lao động năm 2019 không quy định cụ thể thế nào là thử việc, trên thực tế các bên có thỏa thuận về thử việc sẽ áp dụng. Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 quy định giữa người sử dụng lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nội dung thử việc giao kết hợp đồng thử việc hoặc ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
Thử việc thực tế là khoảng thời gian khi mới được tuyển dụng vào doanh nghiệp làm việc với mục đích để công ty đánh giá xem người lao động có phù hợp và có năng lực chuyên môn đáp ứng công việc hay không; và cũng là khoảng thời gian phía bên người lao động xem xét sự phù hợp của mình với công ty.
Như vậy, có thể hiểu thử việc có thể hiểu là 1 giai đoạn trong hợp đồng lao động hoặc là một hợp đồng độc lập với hợp đồng lao động (hợp đồng thử việc), tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. Cùng với đó, thử việc không phải là yêu cầu bắt buộc mà thuộc về sự thỏa thuận của các bên có áp dụng thử việc hay không.
Thử việc cũng sẽ được quy định rộng mở, không khắt khe nhiều như hợp đồng lao động. Trong quá trình thử việc, khi kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải tiến hành thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Đối với trường hợp thỏa thuận thử việc ghi nhận trong hợp đồng lao động: nếu như người lao động thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Trường hợp có giao kết hợp đồng thử việc thì sẽ ký hợp đồng lao động đối với người lao động qua thử việc. Sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc nếu như người lao động thử việc không đạt yêu cầu.
Người sử dụng lao động và người lao động vẫn có quyền được chấm dứt thử việc mà không cần báo trước cho bên còn lại. Khi đó, cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động năm 2019.
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng