Kết quả khám bệnh nghề nghiệp có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp sắp xếp và bố trí công việc ổn định hơn cho người lao động. Vậy hành vi cố tình cung cấp sai kết quả khám bệnh nghề nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt cố tình cung cấp sai kết quả khám bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không tổng hợp kết quả khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc không tổng hợp kết quả khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp sau quá trình kết thúc mỗi đợt khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Không lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp đối với những đối tượng là người lao động đã được chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp trái quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ;
+ Không báo cáo các trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc báo cáo tình hình khám bệnh nghề nghiệp định kỳ hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Không báo cáo trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị định kỳ hằng năm tại các cơ sở khám chữa bệnh đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không báo cáo thông tin của các đơn vị ý tế thực hiện hoạt động huấn luyện sơ cấp cứu hoặc huấn luyện cấp chứng chỉ và cấp chứng nhận chuyên môn trong lĩnh vực y tế lao động đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện hoạt động sơ cứu cấp cứu không đáp ứng về mặt thời gian và không đúng nội dung theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về hoạt động khám bệnh nghề nghiệp và điều trị bệnh nghề nghiệp với mức phạt tiền cụ thể như sau:
+ Và tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các cơ sở khám chữa bệnh có hành vi cung cấp kết quả khám bệnh nghề nghiệp hoặc kết quả điều trị bệnh nghề nghiệp không đúng sự thật;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các cơ sở khám chữa bệnh có hành vi cung cấp kết quả khám bệnh ngày rằm hoặc cung cấp kết quả điều trị bệnh nghề nghiệp mà không thực hiện hoạt động khám và điều trị bệnh nghề nghiệp đó trên thực tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi cố tình cung cấp sai kết quả khám bệnh nghề nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Và đây được xem là hành vi vi phạm quy định về bệnh nghề nghiệp trong quan hệ lao động.
2. Thẩm quyền xử phạt cố tình cung cấp sai kết quả khám bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế), có quy định về thẩm quyền xử phạt. Theo đó thì có thể nhìn nhận, thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số, phạt tiền đến 25.000.000 với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, phạt tiền đến 50.000.000 với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh và các trang thiết bị y tế;
– Tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, như phân tích nêu trên thì hành vi cố tình cung cấp sai kết quả khám bệnh nghề nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cao nhất là 20.000.000 đồng, vì vậy cho nên thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Quy trình khám bệnh nghề nghiệp của người lao động:
Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư
Bước 1: Người sử dụng lao động hoặc người lao động sẽ phải gửi cho cơ sở khám bệnh hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp. Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau: Phiếu khám sức khỏe theo mẫu do pháp luật, sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp, kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động và biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp, tóm tắt hồ sơ bệnh án có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, giấy tờ tùy thân của người lao động.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ đưa hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp sẽ thông báo về việc tổ chức hoạt động phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc người sử dụng lao động. Trong nội dung thông báo cần phải quy định rõ về thời gian và địa điểm kèm theo các nội dung cần thiết liên quan đến hoạt động khám bệnh nghề nghiệp.
Bước 3: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp sẽ thực hiện hoạt động khám bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động. Quá trình khám bệnh nghề nghiệp phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Lao động nữ sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản, phải thực hiện hoạt động xét nghiệm khác có liên quan đến yếu tố độc hại nếu xét thấy cần thiết, trong trường hợp các bệnh nghề nghiệp không nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì sẽ phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 4: Cơ sở khám bệnh, nghiệp sẽ ghi đầy đủ thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả. Trong trường hợp người lao động được chuẩn đoán rằng đã mắc bệnh nghề nghiệp thì các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp sẽ phải trả sổ và hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt khám.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp;
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.