Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập? Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục? Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non hoạt động không phép?
Hiện nay, các trường mầm non xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là những trường mầm non tư thục- đây là loại hình thức giáo dục mầm non do tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và được hoạt động theo quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trước khi các cơ sở mầm non muốn đi vào hoạt động thì cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định, vậy trong trường hợp cơ sở mầm non hoạt động mà không được cấp phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 46/2017/NĐ- CP của Chính phủ ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
+ Nghị định 135/2018/NĐ- CP của Chính phủ ngày 04 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/nđ-cp ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
1. Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập
– Hoạt động giảng dạy là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy khi các cơ sở mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập khi muốn thành lập cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật, được quy định tại Điều 2 Nghị định 46/2017/NĐ- CP, theo đó điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục là:
+ Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Tiếp đó, hồ sơ mà cơ sở mầm non cần phải chuẩn bị những hồ sơ bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
+
+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
+ Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên
+ Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
+ Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
+ Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
+ Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Như vậy, có thể thấy được đó là những giấy tờ, tài liệu quan trọng và cần thiết đối với cơ sở mầm non trước khi thành lập. Bởi lẽ những loại giấy tờ này chính là căn cứ chứng minh về những điều kiện mà pháp luật đã quy định( điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về nhân sự,….) đó là những giấy tờ: tờ trình đề nghị cho phép hoạt động, quyết định thành lập/ quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ( bản sao), danh sách về các cán bộ trong trường, danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, các văn bản pháp lý khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được hoạt động giáo dục thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, điều kiện về nguồn nhân lực….Theo đó, những điều kiện bao gồm:
– Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
+ Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
+ Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
– Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
+ Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
– Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
– Cơ cấu khối công trình gồm:
+ Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
+ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
+ Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
+ Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.”
– Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục
+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục
+ Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Như vậy, có thể thấy được việc một cơ sở mầm non, nhà trẻ, trường mẫu giáo khi đi vào hoạt động thì việc cơ sở mầm non đó phải đáp ứng những điều kiện là điều tất yếu, những điều kiện này là quan trọng và cần thiết để việc cơ sở mầm non đó vào hoạt động có thể đảm bảo được những vấn đề liên quan, phục vụ cho hoạt động giảng dạy, hoạt động vui chơi, giải trí, học tập, ăn, ở, của học sinh cũng như đảm bảo được nguồn nhân lực cả về chất lượng lẫn số lượng, bên cạnh đó, cơ sở phải đảm bảo có đủ điều kiện về tài chính nhằm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
3. Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non hoạt động không phép.
Như đã trình bày ở trên thì cơ sở mầm non hoạt động thì cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền dưới hình thức là giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó nếu trong trường hợp cơ sở mầm non không có giấy phép hoạt động mà vẫn hoạt động thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 26 Nghị định 13/2015/NĐ- CP quy định như sau:
“Điều 26. Xử lý vi phạm
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không được phép cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục để tiến hành các hoạt động trái với pháp luật và thực hiện các hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục, vụ lợi, không đúng với mục tiêu đề án hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
2. Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; hoặc không có quyết định cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục mà vẫn hoạt động thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Nhắc nhở bằng văn bản;
b) Xử phạt hành chính theo quy định hiện hành;
c) Tạm ngừng công tác của cá nhân, cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc tạm ngừng hoạt động giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục;
d) Đình chỉ hoạt động hoặc giải thể;
đ) Kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật./.”
Pháp luật đã quy định về mức xử phạt đối với những trường hợp như: nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; hoặc không có quyết định cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục mà vẫn hoạt động.
Trong trường hợp cơ sở mầm non hoạt động mà chưa có giấy phép hoạt động thì tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm mà có những biện pháp xử lý như: nhắc nhở bằng văn bản, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, tạm ngừng công tác của cá nhân, cán bộ, giáo viên, nhân viên/ tạm ngừng hoạt động giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục, đình chỉ hoạt động/ giải thể, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là những hình thức mà cơ sở mầm non sẽ bị xử phạt khi không có giấy phép hoạt động mà vẫn hoạt động.