Đất đai là một trong những tài sản đặc biệt được nhà nước thống nhất quản lý, các giao dịch liên quan đến hoạt động chuyển quyền hoặc cho thuê quyền sử dụng đất đều phải đặt dưới sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, nếu thực hiện không đúng thì sẽ bị xử phạt.
Mục lục bài viết
1. Xử phạt chuyển quyền, cho thuê với đất không đủ điều kiện:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi chuyển quyền hoặc cho thuê đất không đủ điều kiện. Trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thì cần phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện về vấn đề chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất sẽ được căn cứ cụ thể tại Điều 188 của
Thứ nhất, trong trường hợp những đối tượng được xác định là hộ gia đình hoặc cá nhân tiến hành hoạt động chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân khác thì hình thức và mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể trong trường hợp thực hiện hoạt động chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình và cá nhân mà không đủ một trong những điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 188 và Điều 190 của Luật đất đai năm 2013;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên căn cứ theo quy định tại Điều 188 và Điều 190 của Luật đất đai năm 2013.
Thứ hai, trong trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì hình thức và mức xử phạt sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng trong trường hợp không đáp ứng được đủ một trong các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những đối tượng trong trường hợp không đáp ứng đủ thứ hai điều kiện trở lên căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013.
Thứ ba, trong trường hợp chuyển nhượng hoặc tặng cho, tiến hành hoạt động cho thuê hoặc cho thuê lại, thực hiện hoạt động góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các khu vực nông thôn, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các khu vực là đô thị trong trường hợp không đáp ứng một điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các khu vực ở nông thôn, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các khu vực ở đô thị trong trường hợp không đáp ứng được từ đủ hai điều kiện trở lên căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013.
Như vậy thì có thể nói, pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi chuyển quyền hoặc cho thuê đất chứ không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Những đối tượng có hành vi chuyển quyền hoặc cho thuê đất khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo mức nêu trên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi chuyển quyền, cho thuê với đất không đủ điều kiện:
Ngoài mức phạt tiền trong xử phạt hành chính theo như phân tích nêu trên, nếu như người sử dụng đất có hành vi chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có thể kể đến một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất và bên thuê đất sẽ phải tiến hành hoạt động trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền hoặc trước khi thuê đất theo quy định của pháp luật;
– Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên lại có đầy đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định tại Điều 82 của
– Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà bên chuyển quyền được xác định là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật hoặc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất được xác định là cá nhân đã chuyển đi nơi khác và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận vào thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ hoặc cá nhân đã chết trên thực tế hoặc cá nhân đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp;
– Buộc phải hoàn trả lại số tiền trên lượng hoặc số tiền cho thuê và cho thuê lại bất động sản đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;
– Buộc bên chuyển nhượng hoặc bên cho thuê phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà có, tức là số loại này thu được từ quá trình thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trong thời gian vi phạm;
– Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc thuê đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên đã hết thời hạn sử dụng đất mà không tiến hành thủ tục gia hạn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Luật đất đai năm 2013;
– Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Quy định về điều kiện chuyển quyền, cho thuê với đất:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về điều kiện để thực hiện hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và cho thuê quyền sử dụng đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về điều kiện thực hiện hoạt động chuyển đổi hoặc chuyển nhượng, thực hiện hoạt động cho thuê hoặc cho thuê lại, thừa kế hoặc tặng cho, tiến hành hoạt động thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà có bốn phần quyền sử dụng đất. Theo đó thì người sử dụng đất trong quá trình thực hiện hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và cho thuê quyền sử dụng đất thì cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:
– Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đất không có tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quyết định hoặc theo bản án có hiệu lực;
– Vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể nói, khi tiến hành hoạt động chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất thì người dân cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên. Việc chuyển quyền sử dụng đất và cho thuê quyền sử dụng đất khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện được xác định là việc người sử dụng đất đã tự ý chuyển quyền sử dụng đất và cho thuê quyền sử dụng đất cho người khác khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Vì vậy đây được xác định là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đất đai. Hay nói cách khác, hành vi chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.