Làm thế nào để tạo thuận lợi tối đa và hiệu quả nhất trong công dân được trình bày nguyện vọng của mình đang là những trăn trở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm. Vậy sẽ bị xử phạt như thế nào nếu cán bộ có hành vi gây phiền hà, nhiễu sách khi tiếp công dân?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu khi tiếp công dân:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động tiếp công dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân, mục đích của việc tiếp công dân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tiếp công dân nhằm mục đích hướng dẫn các công dân thực hiện quyền khiếu nại, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo, thực hiện các hoạt động kiến nghị và phản ánh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó góp phần tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong đời sống thực tế và thể hiện quan điểm của mình đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, bên cạnh đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại và tố cáo, tiếp nhận kiến nghị và phản ánh của công dân khi nhận thấy các hoạt động đó thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, người đứng đầu đơn vị của mình để thực hiện quá trình xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, hoạt động tiếp công dân tuân thủ đầy đủ các mục đích như trên. Tuy nhiên trên thực tế, các cán bộ trong quá trình tiếp công dân đã gây ra nhiều hành vi phiền hà người dân, gây bức xúc trong dư luận. Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về những hoạt động bị nghiêm cấm trong quá trình tiếp công dân, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật tiếp công dân năm 2021 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tiếp công dân, cụ thể như sau:
– Hành vi gây phiền hà hoặc nhiều sách, hành vi cản trở người đến khiếu nại hoặc tố cáo, chính nghị và phản ánh phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các cán bộ tiếp công dân thiếu trách nhiệm trong quá trình tiếp công dân theo chức năng và nhiệm vụ của mình, làm mất hoặc làm sai lệch thông tin tài liệu do người khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh cung cấp trái quy định của pháp luật;
– Phân biệt đối xử trong quá trình tiếp công dân;
– Lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo, quyền kiến nghị phản ánh để gây rối trật tự công cộng;
– Xuyên tạc hoặc vu khống, có hành vi gây thiệt hại cho các cơ quan tổ chức, gây thiệt hại cho các đơn vị và cá nhân trong xã hội;
– Có hành vi đe dọa hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của các cơ quan tổ chức, xúc phạm danh dự nhân phẩm của các đơn vị hoặc người tiếp công dân, người thi hành công vụ trái quy định của pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào;
– Có hành vi kích động hoặc cưỡng ép, có hành vi lôi kéo hoặc dụ dỗ, có hành vi mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân thực hiện các hoạt động trái pháp luật;
Các vi phạm quy định khác được ghi nhận trong nội qui và quy chế tiếp công dân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, gây phiền hà và nhiễu sách cho người dân trong quá trình tiếp công dân là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với các cán bộ theo như phân tích nêu trên. Các cán bộ trong quá trình tiếp công dân thực hiện hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
– Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là những quy phạm có tính chất và mức độ tác hại không lớn, có phạm vi tác động trong nội bộ đơn vị và làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tổ chức mà mình đang công tác;
– Vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng được xác định là bị phạm có tính chất và mức độ lớn, có tác động ra ngoài phạm vi nội bộ và gây dư luận xấu đối với các cán bộ và nhân dân, làm suy giảm uy tín của các cơ quan đơn vị mà mình đang làm việc;
– Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng được xác định là những vi phạm có tính chất và mức độ rất lớn, phạm vi tác động của quy phạm này là đến toàn xã hội gây bức xúc trong dư luận, và làm ảnh hưởng đến các cơ quan tổ chức mà mình đang công tác;
– Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất và mức độ đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của các cơ quan và đơn vị mà mình đang công tác.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Bãi nhiệm.
Theo đó thì có thể nói, hành vi gây hiệu sách cho người dân trong quá trình tiếp công dân của các cán bộ là hành vi vi phạm trách nhiệm trong quá trình tiếp công dân. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về vấn đề tiếp công dân. Các cán bộ có hành vi này có thể bị xem xét để xử lý kỷ luật tùy thuộc vào tính chất và mức độ hậu quả xảy ra trên thực tế.
2. Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cán bộ trong quá trình tiếp công dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật tiếp công dân năm 2021 có quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân cụ thể như sau:
– Trong quá trình tiếp công dân thì người tiếp công dân cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, phải đảm bảo trang phục hợp lý và có đeo thẻ công chức, có đeo thẻ viên chức hoặc phù hiệu phù hợp với quy định của pháp luật;
– Yêu cầu người đến khiếu nại hoặc tố cáo, yêu cầu người chuẩn bị hoặc người phản ánh nêu đầy đủ họ tên, nêu đầy đủ địa chỉ và phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân hoặc các loại
– Yêu cầu người đến khiếu nại hoặc người đến tụ cáo, yêu cầu người đến chỉnh bị hoặc phản ánh phải có đơn hoặc những đối tượng này phải trình bày đầy đủ và rõ ràng các nội dung liên quan đến hoạt động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh đó;
– Yêu cầu người đến khiếu nại hoặc tố cáo, yêu cầu người đến kiến nghị hoặc đến phản ánh cung cấp đầy đủ thông tin, cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho quá trình tiếp nhận và thụ lý vụ việc theo quy định của pháp luật;
– Có thái độ đúng mực và tôn trọng công dân, phải có thái độ lắng nghe và tiếp nhận đơn khiếu nại của công dân phù hợp với quy định của pháp luật, trong trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do chính đáng và phải trả lời bằng văn bản;
– Ghi chép đầy đủ và chính xác nội dung mà công dân đến khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật, cần phải ra soát xem những nội dung đó đã chính xác và phù hợp với quan điểm của công dân hay chưa;
– Giải thích và hướng dẫn cho công dân chấp hành đầy đủ chủ trương và đường lối, phải chấp hành đầy đủ chính sách và pháp luật, phải chấp hành đầy đủ kết luận và quyết định giải quyết đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trực tiếp xử lý và phân loại, có hành vi chuyển đơn hoặc trình lên người có thẩm quyền xử lý yêu cầu của công dân theo quy định của pháp luật;
– Thông báo kết quả xử lý hoạt động khiếu nại hoặc tố cáo của công dân, yêu cầu người vi phạm nội qui nơi tiếp công dân phải chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, trong trường hợp xét thấy cần thiết thì người có thẩm quyền cần phải lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Những trường hợp nào được quyền từ chối tiếp công dân?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về những trường hợp được từ chối tiếp công dân. Vì vậy hoàn toàn có thể nói không thể từ chối tiếp công dân một cách tùy tiện và bừa bãi vì hành vi này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân, có quy định cụ thể về việc từ chối tiếp công dân. Theo đó thì người tiếp công dân sẽ được quyền từ chối tiếp công dân trong một số trường hợp theo quy định tại Điều 9 của Luật tiếp công dân năm 2021, và trong quá trình từ chối tiếp công dân thì chúng ta có thẩm quyền cần phải tiến hành hoạt động giải thích rõ ràng cho công dân được biết lý do tại sao bị từ chối tiếp công dân và đồng thời báo cáo cho người phụ trách tiếp công dân về vấn đề này. Trong trường hợp từ chối tiếp công dân thì người đứng đầu các cơ quan và đơn vị phụ trách tiếp công dân sẽ phải ra thông báo từ chối tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Đối chiếu với Điều 9 của Luật tiếp công dân năm 2021 có quy định về những trường hợp được phép từ chối tiếp công dân. Theo đó thì người tiếp công dân sẽ được quyền từ chối tiếp công dân trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Người trong tình trạng say do dùng các chất kích thích, những đối tượng được xác định là người mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người có hành vi đe dọa hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của các cơ quan và đơn vị, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người tiếp công dân hoặc người đang trong quá trình thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội qui nơi tiếp công dân đó;
– Người khiếu nại hoặc tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng theo quy định của pháp luật và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra và thông báo bằng văn bản, và đã được giải thích và hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại dẫn đến tình trạng tố cáo, khiếu nại kéo dài;
– Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
– Nghị định 71/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân;
– Luật Tiếp công dân năm 2021.