Phòng cháy chữa cháy là gì? Quy định về việc thực hiện phòng cháy chữa cháy? Xử lý vi phạm về khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy và ngăn cháy?
Hiện nay, có một số trường hợp mà chúng ta phải luôn trang bị, cảnh giác cho mình đó chính là việc phòng cháy chữa cháy. Có rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra ở khắp mọi nơi như ngay tại các trung tâm, doanh nghiệp, nhà ở làm thiệt hại rất nhiều về tài sản thậm chí là cả tính mạng con người. Chính vì vậy, nhà nước đã có những quy định cần thiết về các biện pháp phòng cháy chữa cháy và được lập thành các đơn vị PCCC khi có những trường hợp khẩn cấp xảy ra để kịp thời xử lý và khắc phục hậu quả. Vậy, phòng cháy chữa cháy là gì? Quy định về phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Luật sư
1. Phòng cháy chữa cháy là gì?
Công tác phòng cháy chữa cháy hay gọi tắt là PCCC là tổng hợp một loạt các biện pháp, giải pháp mang tính chuyên môn kỹ thuật cao được đưa ra và thực hiện. Nhằm loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa những nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ. Người có chức danh chỉ huy chữa cháy, dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy, người trực tiếp tiếp xúc với vật liệu gây nguy hiểm, người điều khiển phương tiện xe cơ giới,… là những đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy.
Đối với công việc phòng cháy chữa cháy thì cơ, nơi xảy ra các vụ cháy phải tạo những điều kiện phù hợp, thuận lợi nhất cho các công tác cứu người và tài sản, công tác chữa cháy, chống cháy được hiệu quả. Đặc biệt, nếu phòng cháy chữa cháy đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và của do cháy nổ gây ra.
2. Quy định về việc thực hiện phòng cháy chữa cháy
Hệ Thống Thiết Bị Phòng Cháy Chữa Cháy
Trong công tác phòng cháy chữa cháy, hệ thống các thiết bị phòng cháy chữa cháy có vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt ở các chung cư cao tầng, khu công nghiệp, các công trình xây dựng,… các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp là không bao giờ được phép trang bị thiếu.
Hiện nay, hệ thống các thiết bị phòng cháy chữa cháy thường bao gồm 2 loại hệ thống cơ bản. Đó là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Ngoài ra, các thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác này. Chính nhờ những thiết bị này mà rất nhiều người mới sống sót qua khỏi những vụ cháy lớn nguy hiểm.
Những thiết bị phòng cháy chữa cháy chính mà chúng ta cần phải biết và lưu ý đến đó là: bình chữa cháy, vòi chữa cháy, trang phục, đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy, các thiết bị thoát hiểm, túi y tế, hộp cứu thương tại chỗ, đèn sự cố, chăn chữa cháy, dụng cụ phá vỡ chuyên dụng…
Bình Chữa Cháy
Bình chữa cháy là thiết bị chuyên dụng dùng để kiểm soát, dập tắt nhanh chóng những đám cháy nhỏ, thường trong tình huống khẩn cấp. Bình chữa cháy không được phép sử dụng với những đám cháy quá lớn, đã vượt tầm kiểm soát, gây nguy hiểm cao cho con người.
Bình chữa cháy có hình dạng là một ống trụ dài. Ở bên trên là van áp suất của bình, còn bên trong bình có chứa những chất, hợp chất có thể làm dập tắt lửa.
Đồ Bảo Hộ Phòng Cháy Chữa Cháy
Theo quy định thì những bộ đồ bảo hộ khi thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy sẽ do các chú lính cứu hỏa mặc. Bộ quần áo bảo hộ phải thật dày, chịu được nhiệt cực tốt, bao gồm 4 lớp áo theo tiêu chuẩn. Đó lần lượt là các lớp chống cháy, chịu nhiệt, chống thấm và lót khoáng khí.
Túi Y Tế, Hộp Cứu Thương
Hầu hết các đám cháy sẽ đi kèm với việc người bị thương chính vù vậy, khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy người làm việc tuyệt đối trong công tác phòng cháy chữa cháy không bao giờ được thiếu dụng cụ cứu thương. Thiết bị này đi kèm thì mới có thể cứu chữa cho người bị thương ngay tại chỗ, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, không mong muốn.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
– Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
– Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
– Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
– Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
– Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
– Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện về sử dụng các nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp
– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định
– Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do
Như vậy, đối với mỗi nơi cần bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ được quy định về biện pháp khác nhau. Nhưng về mặt bằng chung thì tại các cơ sở đó đều phải có tối thiểu các bảng nội quy, biển báo, biển cấm để mọi người xung quanh chú ý đến các hành vi của mình không dẫn đến cháy, nổ
3. Xử lý vi phạm về khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy và ngăn cháy
Điều 37
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định;
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây tường ngăn cháy, vách ngăn cháy hoặc làm cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc tập kết vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép;
b) Làm nhà, các công trình khác ở trong rừng hoặc ven rừng không đảm bảo an toàn về chống cháy lan theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Xây dựng công trình mà vi phạm khoảng cách ngăn cháy.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định;
b) Làm mất tác dụng ngăn cháy của tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 5 Điều này;
b) Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này.
Như vậy, việc tổ chức khoảng cách an toàn đối với phòng cháy chữa cháy, ngăn cháy là điều rất quan trọng, bởi lẽ nếu như không sắp xếp khoảng cách an toàn thì rất dễ có thể gây ra việc cháy nổ hàng loạt khó ngăn chặn. Những trường hợp không đáp ứng yêu cầu về khoảng cách thi sẽ bị cơ quan tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật đã nêu bên trên.