Các trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản? Quy định về các trường hợp được phép xử phạt luôn mà không lập biên bản? Quy trình xử phạt không lập biên bản?
Xử lý vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt thông thường hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những trường hợp xử lý vi phạm được lập thành biên bản nhưng cũng có những trường hợp không nhất thiết và bắt buộc phải lập biên bản? Vậy trong trường hợp nào thì xử phạt hành chính không lập biên bản. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải quyết được những vướng mắc này.
1. Căn cứ pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính số 15 năm 2012
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019
2. Luật sư tư vấn:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định về xử phạt hành chính
Tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15 năm 2012 có quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, ta có thể hiểu việc xử phạt hành chính là việc khi một đơn vị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt như Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường. Những cá nhân có quyền ra quyết định xử phạt hành chính là thủ trưởng các cơ quan nói trên và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ theo các hình thức xử phạt hành chính do luật quy định phát hiện ra một hay những hành vi sai phạm đang diễn ra hoặc đã diễn ra của chủ thể gồm cá nhân, tư nhân hay tập thể.
Thứ hai, các hình thức về xử phạt hành chính
Về hình thức xử phạt hành chính ta có thể thường gặp một trong những hình thức xử phạt sau đây:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất
- Phạt vi phạm có lập biên bản
- Phạt vi phạm tại chỗ không lập biên bản
- Biện pháp khắc phục hậu quả (ví dụ: buộc tháo dỡ công trình, buộc tiêu hủy hàng hóa, vv…).
Thứ ba, quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Theo quy định của
“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”
Theo đó, những trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân và dưới 500.000 đồng đối với tổ chức thì không bị lập biên bản. Như vậy ta có thể thấy, khi phát hiện hành vi vi phạm cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét mức độ vi phạm, hậu quả để lại để lựa chọn hình thức xử phạt hành chính có ahy không việc lập biên bản. Như vậy, ta có thể thấy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, tại Điều 56 quy định những trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Nếu việc vi phạm thuộc vào một trong những hành vi nêu trên thì khi xử lý vi phạm sẽ không bắt buộc phải lập biên bản xử phạt.
Thứ tư, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Tại Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định về thời hạn xử lý vi phạm hành chính như sau:
“1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.”
Như vậy ta có thể thấy việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo ngày tháng năm, cụ thể là theo thời gian làm việc. Tuy nhiên trong trường hợp xử lý phạt vi phạm mà không có biên bản thì việc xác định thời hạn xử lý như thế nào?
Đối với các trường hợp xử phạt không lập biên bản nêu trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Quyết định xử phạt phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người vi phạm sẽ nộp tiền tại chỗ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hoặc người có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính
Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hoặc người có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính phải giao cho người vi phạm quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biên lai thu tiền. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định.
Thứ năm, quy định về mức xử phạt khi xử phạt hành chính không lập biên bản
Như đã nêu ở trên, trong trường hợp xử phạt không lập biên bản thì hình thức xử lý sẽ là nộp phạt tại chỗ. Vậy đối với việc xử phạt tại chỗ mà không có biên bản thì có bị giới hạn về mức xử phạt hay không. Tại điều 23 và 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về hình thức phạt tiền và hạn mức tối đa của mức phạt tiền khi áp dụng hình thức phạt tiền tại chỗ không lập biên bản như sau:
“Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.”
Quy định về hạn mức tối đa khi xử phạt vi phạm sẽ được chia ra thành các lĩnh vực cụ thể, điều này rất phù hợp với việc xửu phạt vì việc xử phạt đối với từng lĩnh vực sẽ phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ vi phạm đối với từng lĩnh vực. Một vài lĩnh vực cũng như mức xử phạt được quy định như sau:
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
+ Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề như sau muốn tham khảo ý kiến của Luật sư và mong nhận được hỗ trợ của Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào không phải lập biên bản khi xử lý vi phạm hành chính và những trường hợp nào thì bắt buộc phải lập biên bản? Xin cám ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính số 15 năm 2012
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, tại Điều 56 quy định những trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”
Theo đó, những trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân và dưới 500.000 đồng đối với tổ chức thì không bị lập biên bản. Tuy nhiên, nếu trường hợp vi phạm hành chính đó được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trường hợp xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Như vậy, những trường hợp vi phạm bị phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức phải bị lập biên bản và được lập thành hồ sơ.
Ví dụ: Theo quy định tại Điểm d và điểm đ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định về mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt thì không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy sẽ có mức phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Với những người vi phạm lỗi này thì khi bị phạt sẽ không phải lập biên bản, mà chỉ có quyết định xử phạt vi phạm hành chính.