Xử lý trường hợp chung sống với người khác khi đã có gia đình. Hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Em và chồng em đã kết hôn được hơn 5 năm. Cuộc sống gia đình gần như là hạnh phúc. Cách đây 8 tháng em thấy chồng em có nhiều biểu hiện lạ: thỉnh thoảng qua đêm bên ngoài, về nhà lạnh nhạt với em, quan hệ giường chiếu cũng thưa dần có khi cả chục ngày (thời gian trước thì không thế) sau đó anh thường xuyên nhăn tin nói chuyện hoặc điện thoại với ai đó giấu em, đặt mật khẩu điện thoại không cho em biết. Em thấy rất nghi ngờ và dần em biết được anh đang qua lại với một người con gái khác và em cũng đã đọc được những tin nhắn của 2 người anh nói: anh yêu cô ấy không thể mất cô ấy, anh sẵn sàng từ bỏ gia đình để đến với cô ấy. Sau một hôm buổi tối em và anh ấy đi ăn liên hoan ở cơ quan em thì anh ấy cũng uống hơi nhiều, anh ra điện thoại nhắn tin với cô ấy và rồi anh bỏ em ở lại cơ quan em phóng xe đi gặp cô ấy. Em đành lẳng lặng bắt xe về trên đường về em tình cờ bắt gặp 2 người trong quán cafe trong phòng riêng. Em vào thấy anh đang gác 2 chân lên đùi cô ấy và nói chuyện. Em lặng lẽ vào không nói gì chỉ nói với cô ấy: rằng em đang mang thai con em có vấn đề gì cô ấy phải chịu trách nhiệm( em đang mang thai) sao đó em về nhà vì sốc quá em đã phải đi viện, gọi anh về anh nhất định không về đưa em đi viện và rồi đến trưa hôm sau anh mới về lên viện thăm em. Hôm đó em đã cố gắng nhẹ nhàng để anh hiểu và từ bỏ cô ta quay lại với gia đình. Anh chối rằng không có chuyện gì sau đó em đưa ra vài bằng chứng thì anh đã hứa không liên lạc với cô ấy nữa nhưng em vẫn thấy anh liên lạc nói chuyện rất vui vẻ với cô ấy rồi thời gian khoảng 1 tháng sau khi anh ấy hứa với em đó thì em thấy thái độ của anh cũng đã thay đổi đã quan tâm em hơn. Nhưng gần đây anh lại bắt đầu đặt mật khẩu điện thoại và giấu em gọi chô cô ấy. Thái độ thì cũng lạnh nhạt với em hơn.( tôi ngủ gần như ko động đến người em như ngày trước nữa) nhưng em vẫn coi như không có gì xảy ra vẫn gần gũi quan tâm chăm sóc anh, đi ngủ em vẫn đặt lên môi anh 1 nụ hôn( dù là anh cố tình tránh né) và vẫn chui đầu vào tay anh để anh bế em và em ôm anh đi ngủ. Em muốn làm như thế để anh tìm lại cái yêu thương xưa kia mà chúng e vẫn thường làm, để hạnh phúc gia đình ko bị sóng gió.vào ngày gần đây nhất ngày 3/8 bà ngoại của em mất thì hôm đầu tiên không có vấn đề gì. Đến hôm thứ hai lúc chuẩn bị làm lễ cho bà em thì anh ấy đột nhiên phóng xe đi nói là đi có việc tí anh về và rút tiền của em đi, nhưng khi làm lễ cho bà em xong khoảng 2 tiếng sau anh nhắn tin cho em nói anh có ciệc đi mấy ngày anh về, mặc dù chưa đưa bà em về nơi an nghỉ anh vẫn đi mặc cho em đối diện với gia đình em với những câu hỏi (chồng đi đâu? Sao lại không thấy đâu?). Em gọi điện thì anh đã cho số điện thoại của em vào danh sách hạn chế. Anh đi đên nay chưa về. Thực sự em rất hoang mang không biết nên làm thế nào. Em là người sống cần tình cảm Em không thể chịu được sự lạnh lùng đó của anh. Toàn bộ câu chuyện em không hề làm gì có lỗi với anh mà trái lại em nhịn để ngọt ngào chăm sóc, quan tâm anh từ những cái nhỏ nhất để giữ hạnh phúc gia đình). Em mong các anh chị hãy cho em biết giờ em phải làm gì? Em rất yêu anh ấy và muốn gia đình em luôn hạnh phúc nhưng em lại sợ em không làm đc điều đó. Mong hồi âm sớm để giúp em thoát khỏi bế tắc này và có cách giải quyết trước khi anh ấy về nhà?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014;
– Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC.
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
>>> Luật sư
Khi một người có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác khi đã kết hôn là hành vi vi phạm pháp
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định 110//2013/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”
Nếu hành vi vi phạm này vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
“Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Tuy nhiên, để xác định hành vi ngoại tình này của chồng bạn có phải là hành vi chung sống như vợ chồng với người khác hay không , cần phải căn cứ vào Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định vấn đề này như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì hành vi ngoại tình của chồng bạn vẫn chưa đủ căn cứ để xác định là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng nên không thể bị xử phạt vi phạm vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự được.