Xử lý trường hợp bị đơn có dấu hiệu tâm thần khi chuẩn bị xét xử. Bị đơn có dấu hiệu tâm thần, đến khi nào tòa án tiếp tục giải quyết?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi! Năm 2011 tôi có hợp đồn mua bán gạo với 1 người quen số tiền hơn 1 tỷ đồng. Đến hẹn người này không trả nên năm 2012 tôi đã làm đơn khởi kiện lên
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
–
– Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011.
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bị đơn có dấu hiệu bị tâm thần, trong trường hợp này, vì bạn không nói rõ hai bên có yêu cầu trưng cầu giám định đối với dấu hiệu tâm thần của bị đơn hay không nhưng theo
Như vậy, nếu trong trường hợp này có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định và Tòa án đã có quyết định trưng cầu giám định xác định bị đơn trong vụ án này mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án có quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự. Về hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Điều 190. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Toà án không xoá tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
2. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
3. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
“Điều 191. Tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ
Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn.”
Như vậy, nếu Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự thì bạn có quyền kháng cáo quyết định, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn kháng cáo nên Tòa án chỉ tiếp tục giải quyết vụ án của bạn khi lý do tạm đình chỉ không còn (ở đây là do bị đơn mất năng lực hành vi dân sự).
>>> Luật sư
Còn đối với trường hợp hai bên không có thỏa thuận và không có yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thì Tòa án không có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ giải quyết vụ án mà vẫn phải tiến hành xét xử bình thường.
Vì bị đơn là đương sự trong vụ án dân sự nên căn cứ theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 58 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì khi tham gia tố tụng, bị đơn có nghĩa vụ:
“q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;”
Như vậy, nếu triệu tập hợp lệ lần hai mà bị đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn phải tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn. Trong trường hợp này, việc Tòa án không tiến hành xét xử và cũng không có bất cứ