Vợ tôi có dùng tiền vay của người khác để cho vay. Nay vợ tôi không trả được nợ nhưng đã cung cấp các giấy tờ chứng minh vợ tôi là người bị hại. Vậy sẽ giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi làm ăn lương thiện và rất uy tín. Năm 2005 nhiều người đưa tiền cho vợ tôi với mục đích cho vay có trả lãi suất. Năm 2007, nhà nước thắt chặt kinh tế những người vợ tôi cho vay không trả được. Và sau đó những người cho vợ tôi vay kiện vợ tôi ra tòa. Vợ tôi đã mang các bằng chứng người vợ tôi cho vay nhưng
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Về vấn đề hợp đồng vay tài sản giữa các bên
Theo quy định tại Điều 471 “Bộ luật dân sự 2015” về hợp đồng vay tài sản thì:
“ Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, về chủ thể hợp đồng vay, pháp luật quy định gồm các bên là bên vay và bên cho vay. Cần xác định rõ tư cách chủ thể của vợ bạn trong từng loại hợp đồng:
– Hợp đồng vợ bạn cho vay (Hợp đồng I): Vợ bạn là bên cho vay
– Hợp đồng vợ bạn vay của người khác (Hợp đồng II): Vợ bạn là bên vay
Trong trường hợp này cần xác định rõ vụ án mà Tòa án cấp huyện đang xét xử liên quan đến hợp đồng nào? Hợp đồng giữa vợ bạn và bên vay (Hợp đồng I) hay Hợp đồng giữa vợ bạn và bên cho vay (Hợp đồng II). Như bạn có trình bày ở trên, vụ án mà Tòa án huyện đang xét xử chỉ liên quan đến hợp đồng II (hợp đồng mà vợ bạn là bên vay), hoàn toàn không liên quan đến hợp đồng I.
>>> Luật sư
Về nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay được quy định như sau:
- Nghĩa vụ của bên cho vay:
– Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;
– Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;
– Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc
- Nghĩa vụ của bên vay:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
– Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy đối với hợp đồng I, vợ bạn là bên vay nên phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Khi đến hạn mà bên vay không thanh toán được nợ, bên cho vay có quyền khởi kiện ra tòa án để xử lý buộc trả lại tiền. Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho bên còn lại thì những tài sản của người vay (của vợ bạn) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho bên cho vay.
Mặc dù vợ bạn dùng số tiền đó để cho người khác vay nhưng trên hợp đồng I vợ bạn là người đứng tên, là người ký nên những vấn đề pháp lý phát sinh hoàn toàn không liên quan đến hợp đồng II (hợp đồng mà vợ bạn là bên cho vay). Do đó, việc vợ bạn phải dùng tài sản là ngôi nhà để trả nợ trong trường hợp này là hợp lý.
Đối với hợp đồng II, vợ bạn có thể tiến hành khởi kiện bên còn lại để đòi lại số tiền đã cho vay.
2. Về vấn đề bán đấu giá tài sản
Khi vợ bạn không có khả năng thanh toán, bắt buộc cơ quan thi hành án phải tiến hành đấu giá tài sản thẻ thanh toán các khoản nợ. Việc đấu giá này được thực hiện theo pháp luật về đấu giá và có sự tham gia của cơ quan thẩm định giá. Bạn phải có đủ căn cứ chứng minh sự vi phạm (nếu có) trong quá trình đấu giá tài sản của cơ quan và các bên có liên quan. Còn về vấn đề người chủ tài sản hiện nay sử dụng tài sản đó với mục đích như thế nào hoàn toàn do người đó quyết định mà bạn không thể đánh giá việc người đó sử dụng tài sản đó vào mục đích cho thuê để thu lợi bất chính.