Các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức? Xử lý kỷ luật đối với công chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trên cơ sở quy định của pháp luật về công chức viên chức hiện hành thì những người tham gia vào quá trình làm việc của các có quan Nhà nước. Hay còn được biết đến là việc các cá nhân này được nhà nước trao cho các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giữ chức vụ hoặc làm việc trong môi trường này. Bên cạnh những thành tích mà công chức, viên chức hoàn thành tốt và làm việc tốt các công việc được giao thì cũng có một số công chức, viên chức cũng các hành vi vi phạm kỷ luật dẫn đến việc xử lý kỷ luật đối với những đối tượng này.
Thông thường thì nói đến xử lý kỷ luật thì người ta thường hay nghĩa đến các vấn đề liên quan đến việc vi phạm hành chính hay là các hành vi vi phạm pháp luật dân sự của công chức. Vậy trong trường hợp mà công chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? Các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật của công chức bao gồm những hình thức nào? Trong nội dung bài viết dưới đấy Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề xử lý kỷ luật đối với công chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức 2008;
–
1. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những công chức có các hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ sẽ bị xem là vi phạm kỷ luật và sẽ bị xem xét và xử lý kỷ luật đối với những đối tượng đã được quy định tại
Cũng giống như quy định của pháp luật hình sự thì những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật được phân loại thành 04 mức độ theo như quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, đó là: hành vi vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, hành vi vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng và hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc xác định mức độ vi phạm dựa trên các dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, hành vi vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Thứ hai, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong công chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Thứ ba, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Thứ tư, vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác
Đồng thời thì theo như quy định tại Nghị định này cũng đã đưa ra các quy định đối với công chức có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Tuy nhiên đối với các công chức giữ chức vụ khác nhau thì sẽ có các hình thức xử lý kỷ luật riêng và chứng không được quy định giống nhau. Do đó, đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc. Bên cạnh đó thì trong trường hợp nghị định này quy định thì sẽ có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Bên cạnh việc quy định có liên quan đến vấn đề xử lý kỷ luật của công chức thì pháp luật hiện hành cũng đã rất chú trọng đến việc bảo vệ chế độ hưu chí của công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử theo như quy định tại Điều 38 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP mà công chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật đã đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.
Đồng thời, thì để đảm bảo cồng bằng và việc tri trả lương hưu, hưu trí cho công chức đến độ tuổi nghỉ hưu là thích đáng và không trái với quy định của pháp luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị dừng việc giải quyết thủ tục hưu trí của công chức đang nghỉ công tác chờ làm thủ tục hưu trí mà bị phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành công vụ cho đến thời điểm có quyết định kỷ luật hoặc có kết luận công chức không vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý kỷ luật
2. Xử lý kỷ luật đối với công chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi. Trước đây tôi nguyên là phó phòng kế hoạch tài chính. Tôi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và được tòa án tuyên án treo. Tôi bị Sở Y tế kỷ luật cách chức và ông giám đốc trung tâm quyết định chuyển tôi làm bảo vệ cơ quan. Xin luật sư cho tôi hỏi việc làm của ông giám đốc trung tâm như vậy là đúng hay sai? Cám ơn luật sư nhiều?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Mặc khác, Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
“1. Ở cấp tỉnh:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.”
Như vậy, hiện nay bạn là phó phòng kế hoạch tài chính được xác định là công chức.
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
– Đối với với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Theo như quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có quy định về vấn đề “Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự”.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những đối tượng là công chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc công chức có hành vi vi phạm thì sẽ không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính. Đồng thời thì có hành vi vi phạm thì việc xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức. Trường hợp bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và được tòa án tuyên án treo; bạn là công chức quản lý, vì vậy, bạn sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức đối với bạn là đúng quy định.