Xử lý kỷ luật công chức và hạn chế trên thực tế. Quy định về việc xử lý kỷ luật công chức.
Xử lý kỷ luật công chức và hạn chế trên thực tế. Quy định về việc xử lý kỷ luật công chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Xin luật sư cho tôi biết về về việc kỷ luật công chức là như thế nào và hạn chế của việc xử lý kỷ luật công chức trên thực tế là gì? Tôi vẫn chưa rõ vấn đề này lắm? Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Cán bộ công chức 2008;
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 79 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định: công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan bị xử lý kỷ luật đối với công chức, thì vào tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật sau:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo;
+ Hạ bậc lương;
+ Giáng chức;
+ Cách chức;
+ Buộc thôi việc.
Liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, các nội dung gồm: nguyên tắc, hành vi bị xử lý, thẩm quyền và trình tự thủ tục xử lý kỷ luật công chức được quy định cụ thể tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. Khái quát như sau:
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật:
Theo quy định, thì việc xử lý kỷ luật công chức có thời hiệu là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm và thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
– Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm nguyên tắc sau:
+ Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật.
+ Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
+ Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành; Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.
Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
+ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
+ Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
+ Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Trên thực tế, việc xử lý ký luật công chức trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, sai sót, hạn chế như:
+ Vẫn còn xảy ra tình trạng cán bộ hạch sách, nhũng nhiều nhân dân
+ Cán bộ, công chức hoạt động chưa thực sự hiệu quả, gây lãng phí ngân sách của nhà nước
+ Công tác xử lý tham ô, tham nhũng còn yếu kém, chưa thực sự xử lý quyết liệt
Ngoài ra, vẫn còn những hạn chế khác chưa được đề cập ở đây. Để hạn chế tình trạng trên, cần nâng cao ý thức, phẩm chất, đạo đức của công chức, tăng cường trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và việc xử lý kỷ luật công chức phải được thực hiện một cách triệt để tuân theo quy định của pháp luật.