Hiệu trưởng là người đứng đầu một cơ sở trường học, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn theo quy định của pháp luật. Vậy khi hiệu trưởng sử dụng tiền công vào mục đích riêng thì bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiệu trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
– Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết nghị theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường.
– Hiệu trưởng thực hiện chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường. Hàng năm báo cáo Hội đồng trường về tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển trường.
– Hiệu trưởng có quyền hạn quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học của trường và các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường.
– Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học – công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học và đào tạo, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động và việc làm; quản lý cán bộ, viên chức. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, viên chức và người học của trường; sắp xếp tổ chức và cán bộ của trường, thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Quyết định việc thành lập các hội đồng tư vấn, các phòng chức năng, các khoa, tổ bộ môn và các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.
– Quản lý người học; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng.
– Hiệu trưởng có thẩm quyền quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Đồng thời, chủ thể này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.
– Hiệu trưởng phải đảm bảo quản lý tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và minh bạch vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường; tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ và gìn giữ môi trường vệ sinh, an ninh trật tự trong trường; tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học của trường theo quy định của Nhà nước; tổ chức hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.
– Hiệu trưởng được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhiệm vụ của hiệu trưởng là tuân thủ nghiêm theo các quy định nêu trên.
2. Xử lý khi hiệu trưởng sử dụng tiền công vào mục đích riêng:
Theo quy định của pháp luật, hiệu trưởng có những chức năng, quyền hạn nhất định. Nhiệm vụ của hiệu trưởng là thực hiện đúng theo các chức năng, quyền hạn cụ thể nêu trên.
Xét trên thực tế, với vai trò là người đứng đầu một cơ quan trường học, có rất nhiều trường hợp đã lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình để sử dụng tiền công vào mục đích riêng. Hành vi này ảnh hưởng, xâm phạm nghiêm trọng đến chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng theo quy định chung của pháp luật. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống vận hành giáo dục của cơ quan trường học.
Vậy khi hiệu trưởng sử dụng tiền công vào mục đích riêng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi sử dụng tiền công vào mục đích riêng được xét vào hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, với hành vi vi phạm này, chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
– Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này. Cụ thể:
+ Chủ thể vi phạm thực hiện vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Chủ thể vi phạm vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
– Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chủ thể vi phạm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Chủ thể vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Chủ thể vi phạm bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, mà hiệu trưởng ( người thực hiện hành vi phạm tội) có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm.
3. Mẫu đơn tố cáo hành vi sử dụng tiền công vào mục đích riêng của hiệu trưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….ngày …..tháng……..năm 20…
ĐƠN TRÌNH BÁO
(Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ……..)
Kính gửi: CÔNG AN QUẬN
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN
Họ và tên tôi: ……Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: ……Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh……
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại:…………
Tôi làm đơn này để trình báo với quý Cơ quan hành vi của: ……Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: …… Ngày cấp:…… Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: …………
Vì …….. đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là ………….
Sự việc cụ thể như sau:
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ……….. đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi. Qua thủ đoạn và hành vi như trên của…………. đã chiếm đoạt tài sản của tôi với tổng số tiền là ……..….triệu đồng của tôi.
Tôi cho rằng hành vi của …có dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này để trình báo hành vi của …. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự đối với……về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Buộc….. phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn !
Người trình báo
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
– Người viết đơn ghi đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân do công an cấp tỉnh cấp; chỗ ở hiện tại được nơi ở thực tế không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú.
– Các thông tin của người bị trình báo: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp nơi cấp, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại được ghi theo như trên.
– Nội dung vụ việc cần trình bày theo thời gian, gắn liền với sự kiện, càng cụ thể càng tốt.
– Người trình báo ký và ghi rõ họ và tên.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017