Nhãn hàng hóa giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết, làm căn cứ để lựa chọn và sử dụng các sản phẩm uy tín, hàng hóa giúp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa quản bán buôn hàng của mình trên thị trường thương mại. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, xử lý ghi sai thông số kĩ thuật nhãn hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý khi ghi sai thông số kỹ thuật nhãn hàng hóa nhập khẩu:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi ghi sai thông số kĩ thuật nhãn hàng hóa nhập khẩu. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Việc ghi nhãn hàng hóa với mục đích thể hiện nội dung cơ bản, cải thiện các nội dung cần thiết liên quan đến hàng hóa lên nhãn hàng hóa, để người tiêu dùng có thể nhận biết các loại hàng hóa thành phẩm, nhãn hàng hóa được sử dụng làm căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đồng thời nhãn hàng hóa còn giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh quản bá văn hóa của mình, giúp cho các cơ quan chức năng thực hiện hoạt động kiểm tra và giám sát.
Pháp luật hiện nay quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi ghi sai thông số kĩ thuật nhãn hàng hóa nhập khẩu. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi nhập khẩu các loại hàng hóa có nhãn gốc tuy nhiên không đọc được các nội dung thể hiện trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, mà các tổ chức và cá nhân nhập khẩu hàng hóa đã không khắc phục được các lỗi đó;
– Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các thông tin bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với các loại hàng hóa nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp hàng giả và các loại hàng hóa giả mạo suất xứ của Việt Nam) thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường các loại hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
– Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp các loại hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
Theo đó thì có thể nói, tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt tiền đối với hành vi ghi sai thông số kĩ thuật nhãn hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ được quy định khác nhau.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân sẽ được xác định bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức trong cùng một hành vi vi phạm.
2. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có quy định cụ thể về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa. Theo đó, trong quá trình ghi nhãn hàng hóa thì cần phải bao gồm các nội dung cơ bản. Theo đó, nhãn hàng hóa của từng loại hàng hóa đang lưu thông trên lãnh thổ của nước Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt như sau:
– Tên hàng hóa;
– Tên của các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, thông tin về địa chỉ của các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Xuất xứ của hàng hóa. Trong trường hợp không thể xác định được xuất xứ của hàng hóa thì cần phải ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để có thể hoàn thiện hàng hóa đó căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
– Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định cụ thể tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải có thông tin liên quan đến địa chỉ và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
3. Trách nhiệm của công ty trong việc ghi nhãn hàng hóa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có quy định cụ thể về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa. Theo đó, trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được thực hiện như sau:
– Tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa, trong đó bao gồm cả nhãn phụ, bắt buộc phải đảm bảo hoạt động ghi nhãn hàng hóa trung thực, chính xác, rõ ràng, khách quan vô tư, minh bạch, phản ánh đúng bản chất của các loại hàng hóa;
– Các loại hàng hóa sản xuất để lưu thông trên thị trường trong nước thì các tổ chức và cá nhân sản xuất bắt buộc phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hoạt động ghi nhãn hàng hóa;
– Trong trường hợp các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa có yêu cầu các tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động ghi nhãn hàng hóa, thì các tổ chức và cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ về hoạt động ghi nhãn hàng hóa của mình;
– Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được, hàng hóa bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường, thì các tổ chức hoặc cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan;
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công…;
– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
– Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
THAM KHẢO THÊM: