Mức lương theo công việc hoặc chức danh sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Các cách xử lý khi được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về mức lương so với mức lương tối thiểu vùng:
Quy định về tiền lương được quy định rõ tại Điều 90
– Tiền lương chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.
– Tiền lương trả cho người lao động bao gồm có mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không được phép phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo quy định trên thì tiền lương bao gồm có mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và có các khoản bổ sung khác. Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận, bao gồm các khoản sau:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: mức lương này buộc phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
+ Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất ở trong điều kiện lao động bình thường nhằm để bảo đảm được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
+ Mức lương tối thiểu sẽ được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
+ Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; sự tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, về tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu của lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
– Khoản phụ cấp lương.
– Những khoản bổ sung khác.
Theo các quy định trên, có thể khẳng định được rằng mức lương theo công việc hoặc chức danh phải bằng hoặc lớn hơn so với mức lương tối thiểu vùng, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
2. Cách xử lý khi được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:
Căn cứ Điều 5
Cách 1: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Căn cứ Điều 188
Cách 2: Khiếu nại lên cơ quan/tổ chức có thẩm quyền
Thủ tục khiếu nại khi người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được thực hiện như sau:
– Khiếu nại lần đầu: Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì người lao động được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng gửi đơn khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động để khiếu nại công ty yêu cầu công ty phải trả lương bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Khiếu nại lần hai: Nếu người sử dụng lao động không giải quyết về yêu cầu phải trả lương bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc người lao động không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động (người được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) có thể trực tiếp khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cách 3: Khởi kiện
Thay vì khiếu nại hoặc hòa giải theo 02 cách giải quyết trên, khi người lao động được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Căn cứ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi người lao động (người được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) khởi kiện người sử dụng lao động thì sẽ thực hiện việc khởi kiện ở tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà trụ sở của người sử dụng lao động đang đặt.
Thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn khởi kiện.
– Căn cước công dân của người khởi kiện.
– Hợp đồng lao động.
– Giấy tờ chứng minh địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp.
– Các giấy tờ khác chứng minh người sử dụng lao động đã trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người khởi kiện công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng gửi hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Tòa án bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Giải quyết
– Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Tòa án thụ lý vụ án sau khi xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết mà bên khởi kiện đã cung cấp.
– Chuẩn bị xét xử vụ án: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được quy định như sau:
+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án khởi kiện công trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
+ Đối với vụ án khởi kiện công trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thêm thời hạn để chuẩn bị xét xử vụ án một lần nhưng không quá 02 tháng. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án khởi kiện công trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành:
++ Lấy lời khai của các đương sự,
++ Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ
++ Hòa giải,
++ Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
– Đưa vụ án khởi kiện công trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ra xét xử sơ thẩm.
3. Mức xử phạt khi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:
Như đã phân tích ở mục trên, mức lương theo công việc hoặc chức danh phải không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (phải bằng hoặc lớn hơn so với mức lương tối thiểu vùng), nếu người sử dụng lao động trả mức lương theo công việc hoặc chức danh cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì khi người sử dụng lao động trả mức lương theo công việc hoặc chức danh cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị phạt tiền như sau:
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động trả mức lương theo công việc hoặc chức danh cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động trả mức lương theo công việc hoặc chức danh cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động trả mức lương theo công việc hoặc chức danh cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho từ 51 người lao động trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.