Trong lĩnh vực xây dựng không tránh khỏi những trường hợp đất đai được sử dụng sai với mục đích nhưng cơ quan có thẩm quyền biết nhưng vẫn làm ngơ để người dân xây dựng công trình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có hành vi đưa nhận hối lộ để xây nhà. Vậy việc xử lý hành vi nhận hối lộ bảo kê xây nhà trái phép như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý hành vi nhận hối lộ bảo kê xây nhà trái phép thế nào?
Theo từ điển Việt Nam thì hối lộ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hành động của một cá nhân đưa tiền cho người có quyền hành với mục đích nhờ người này làm những công việc có lợi cho mình. Cá nhân nhận hối lộ sẽ lạm dụng chức vụ quyền hạn để không làm hoặc làm hành vi trái với quy định của pháp luật. Dưới góc nhìn của khoa học Luật hình sự thì hối lộ sẽ bao gồm 3 loại hành vi phạm tội tương ứng ba tội về hối lộ, cụ thể: tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ.
Liên quan đến tội nhận hối lộ thì hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 354 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự. Theo đó, tội nhận hối lộ được hiểu là hành vi của một người có chức vụ quyền hạn, lạm dụng những chức vụ quyền hạn này để trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền tài sản hoặc lợi ích và chất lợi ích khi vật chất khác với bất kỳ hình thức nào để thực hiện hành vi trái với quy định nhằm trục lợi cho bản thân;
Việc cá nhân tiến hành nhận hối lộ có thể diễn ra trên bất kỳ các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội kể cả việc bảo kê trong quá trình xây dựng nhà trái phép. Những hành vi này là tình trạng thực tế đang diễn ra và đáng báo động bởi sự tinh vi, diễn biến phức tạp, đa dạng. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta vẫn luôn hết sức quan tâm để có thể phát hiện ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định. Hành vi nhận hối lộ bảo kê xây nhà trái phép khi bị phát hiện sẽ phải đối diện với nhiều hình thức xử lý khác nhau tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể. Những nội dung trong bài viết sẽ trình bày tất cả các trường hợp có thể sẽ bị xử lý bởi hành vi nhận hối lộ này.
1.1. Cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý hành chính khi thực hiện đưa hoặc nhận hối lộ:
Như đã biết, nhận hối lộ là một trong những hành vi vi phạm pháp luật và trái ngược với đạo đức xã hội, đáng bị lên án gay gắt, Theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về phòng chống tham nhũng nhưng mức độ hành vi vi phạm cũng chưa cấu thành tội nhận hối lộ được quy định trong Bộ luật hình sự thì có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật như khiển trách hoặc cảnh cáo.
Riêng đối với các cá nhân là cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức nếu hành vi vi phạm bị phát hiện;
Cần lưu ý rằng: đối với trường hợp công chức, viên chức có hành vi nhận hối lộ và đủ yếu tố cấu thành về tội nhận hối lộ đã bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được quyết định bản án có hiệu lực thì cấp có thẩm quyền sẽ xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với các cá nhân này.
1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ để bảo kê xây nhà trái phép:
Để thắt chặt hơn tình trạng tham nhũng thì Nhà nước cũng phải quy định về các hình thức xử phạt nghiêm khắc nhất mang tính chất răn đe đối với người vi phạm. Theo quy định tại Điều 354 Văn bản hợp nhất
- Theo đó người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc chung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân mình hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác để làm mà không làm một số việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ sẽ đối diện với khung phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
+ Khung phạt tù này sẽ được áp dụng đối với trường hợp tiền, tài sản, lấy vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng hoặc trong trường hợp người nhận hối lộ dưới 2 triệu đồng nhưng cá nhân này cũng đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã từng bị kết án về một trong các tội quy định tại mùng 1 của chương này nhưng để tính đến hiện tại cũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Ngoài ra, còn liên quan đến lợi ích phi vật chất thì cũng sẽ áp dụng khung hình phạt này;
- Khung 2: tội nhận hối lộ được ghi nhận với mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Mức phạt tù này sẽ được áp dụng khi có xuất hiện một trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm có sự bàn bạc tổ chức chuyên nghiệp;
+ Thể hiện rõ hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn mà mình đang nắm giữ để trục lợi cá nhân;
+ Của hối lộ được xác định là tiền tài sản hoặc lợi ích vật chất khác với giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
+ Nếu xét thấy vì hành vi nhận hối lộ mà gây thiệt hại về tài sản cho cá nhân tổ chức khác từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng thì cũng sẽ áp dụng khung hình phạt này;
+ Ngoài ra, khi được cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm phạm tội hai lần trở lên;
+ Cá nhân này biết rõ của hối lộ là tài sản của nhà nước nước nhưng vẫn cố tình vi phạm;
+ Thể hiện rõ thái độ và hành vi đòi hối lộ sách nghĩa hoặc dùng những thủ đoạn xảo quyệt khác để tiến hành nhận hối lộ;
- Khung 3: Khung phạt tù từ 15 năm đến 20 năm cũng sẽ được áp dụng đối với các hành vi vi phạm
+ Phát hiện ra trục lợi tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhưng giá trị đã lên tới 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
+ Đồng thời, cũng gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ 3 tỷ đồng với dưới 5 tỷ đồng cho các cá nhân tổ chức bị ảnh hưởng;
- Khung 4: Được áp dụng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm đó là phạt tù từ 20 năm tù chung thân hoặc thậm chí là tử hình.
Theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra việc nhận hối lộ là tiền tài sản hoặc lợi ích và chất khác mà có trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ áp dụng khung hình phạt này; Và đồng thời cũng phải xem xét đến trường hợp gây thiệt hại về tài sản cụ thể là ảnh hưởng từ 5 tỷ đồng trở lên;
Bên cạnh việc áp dụng một trong các khung hình phạt đã được trình bày cụ thể bên trên thì cá nhân người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định với thời gian cấm là từ 1 đến 5 năm; sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình.
2. Công dân phát hiện hành vi nhận hối lộ bảo kê xây nhà trái phép có được tố cáo không?
Hành vi nhận được hối lộ được xác định là một trong các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Trách nhiệm trong việc phát hiện ngăn chặn hành vi nhận hối lộ không chỉ áp dụng đối với các cơ quan có thẩm quyền mà còn là quyền và nghĩa vụ của công dân. Căn cứ tại Điều 5 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2020 Luật phòng chống tham nhũng thì quyền và nghĩa vụ của công dân trong hoạt động phòng chống tham nhũng được quy định, như sau:
- Pháp luật hoàn toàn cho phép công dân có quyền được phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng; cùng với đó cũng sẽ được áp dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật;
Quyền kiến nghị cũng được áp dụng đối với các cá nhân và có thẩm quyền giám sát thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng.
- Liên quan đến nghĩa vụ trong hoạt động này thì công dân có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng chống tham nhũng.
Nhận thấy khả năng công dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ về phòng chống tham nhũng có thể đối diện với những nguy hiểm nhất định về tính mạng, sức khỏe nên cũng tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng đã ghi nhận hành vi tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy công dân hoàn toàn có quyền được bảo mật thông tin để tránh trường hợp bị đe dọa, trả thù, trù dập.
THAM KHẢO THÊM: