Các hành vi đổ đất, san lấp trái phép? Xử lý hành vi đổ đất trái phép? Xử phạt hành vi san lấp trái phép?
Hiện nay, hành vi san lấp đất, lấp mặt bằng nhằm phục vụ các công trình xây dựng ngày càng phổ biến. Theo quy định pháp luật, hành vi đổ đất, san lấp là hành vi pháp luật nghiêm cấm và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, Xử lý hành vi đổ đất trái phép như thế nào? Xử phạt hành vi san lấp trái phép như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các hành vi đổ đất, san lấp trái phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6
– Sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy, người dân khi sử dụng đất cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, thực hiện nhiều người sử dụng đất chưa tuân thủ các nguyên tắc này, đặc biệt những năm gần đây nổi cộm vấn đề đổ đất trái phép.
Hành vi đổ đất trái phép được hiểu là hành vi đổ đất khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Việc đổ đất trái phép như: Sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi san lấp đất chính là hành vi hủy hoại đất làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất và làm cho đất mất, giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất đã được xác định theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề;
– San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề;
– Ngoại trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;…
2. Xử lý hành vi đổ đất trái phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định hành vi đổ đất bị nghiêm cấm như sau:
– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai;
– Vi phạm kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được công bố;
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất;
– Sử dụng đất không đúng mục đích, không sử dụng đất;
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này;
– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai;
– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật;
– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên cho thấy, việc đổ đất nâng mặt bằng, đổ đất dẫn đến hành vi sử dụng sai mục đích sử dụng đất là hành vi nghiêm cấm. Do đó, hành vi đổ đất trái phép bị xử lý như sau:
2.1. Xử lý hành vi đổ đất trái phép dẫn đến việc sử dụng sai mục đích sử dụng đất theo quy định:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, cụ thể như sau:
Một là, đối với chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký theo quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
Hai là, chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định mà không đăng ký thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng;
Ba là, chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt nêu tại mục (hai là) nêu trên.
Ngoài ra, chủ thể có hành vi đổ đất trái phép còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
2.2. Xử lý hành vi đổ đất trái phép cản trở việc sử dụng đất của người khác:
Hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác được hiểu là hành vi đưa đất đá, chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên các thừa đất của mình hoặc các hành vi như đào bới, làm hàng rào, xây tường cũng như thực hiện các hành vi gây gây ảnh hưởng, làm giảm khả năng sử dụng đất, cản trở lối đi chung của người khác hay thậm chí là gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
– Đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000,000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như là: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp nêu trên.
2.3. Xử lý hành vi đổ đất trái phép để lấn chiếm đất:
Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác nhau như:
– Trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
– Kinh doanh bất động sản, phát triển nhở ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
– Trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt;
– Trong lĩnh vực về văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo;
– Trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, phòng, chống lụt, bão;
– Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
3. Xử phạt hành vi san lấp trái phép:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi san lấp trái phép:
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP Việc san lấp mặt bằng hủy hoại đất được xem là hành vi làm biến dạng địa hình đất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên thì phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
– Đối với các trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi nêu trên: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất;
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi san lấp trái phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định Trong một số trường hợp nghiêm trọng thì việc san lấp mặt bằng có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai cụ thể:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.