Tài khoản mạng xã hội là gì? Tài khoản mạng xã hội Tiếng anh là gì? Đặc điểm, mục tiêu của mạng xã hội? Xử lý hành vi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội theo quy định của pháp luật? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook?
Mạng xã hội là cụm từ đã quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Vậy bạn đã hiểu rõ về khái niệm mạng xã hội, đặc điểm của mạng xã hội cũng như mục tiêu vai trò mà nó mang lại chưa? Khi bị chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội như Facebook, instagram, Zalo,…thì người chiếm đoạt tài khoản bị xử lý như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Dương Gia để biết câu trả lời nhé!
1. Tài khoản mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội có thể được hiểu là ứng dụng trực tuyến kết nối các thành viên sinh sống trên khắp tái đất là bất cứ ai và họ ở bất cứ nơi đâu có cùng chung những sở thích với nhau trên internet nhưng việc tham gia này với nhiều mục đích khác nhau, việc tham gia này không phân biệt về thời gian và không gian để tham gia vào mạng xã hội. Mạng xã hội thực hiện việc giúp mọi người kết nối với nhau để cùng trò chuyện và chia sẻ các sở thích, ý tưởng, làm quen với những người bạn mới.
Những cá nhân khi tham gia vào mạng xã hội còn hay được gọi là cư dân mạng hoặc đó là cộng đồng mạng. Hiện nay, có rất nhiều loại hình mạng xã hội khác nhau đang được sử dụng rất phổ biến trên toàn cầu như: Facebook, Zalo, Instagram, Youtobe, Twitter, Qzone, Weibo, Reddit,…
Đây cũng đồng thời là trang thông tin để tìm kiếm các nội dung, hình ảnh, kinh doanh online, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, xây dựng thương hiệu,…thú vị từ những thành viên có cùng mối quan tâm và sở thích với nhau.
2. Tài khoản mạng xã hội Tiếng anh là gì?
Tài khoản mạng xã hội tiếng anh là: “Account social network”.
3. Đặc điểm, mục tiêu của mạng xã hội:
3.1.Đặc điểm của mạng xã hội:
Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều hình mô hình khác nhau nhưng nhìn chung, mạng xã hội đều có những điểm chung được thể hiện như: Mạng xã hội được mọi người coi như là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng Internet. Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ. Việu chia sẻ những nội dung thông tin này cần được mồi người dùng trên mạng xã hội đăng tải trên một tài khoản mà do chính họ tạo ra tài khoản, hồ sơ riêng đó cho chỉnh bản thân mình. Ngoài ra thì mạng xã hội sẽ thực hiện chức măng của mình để kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức khác bằng việc thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra.
3.2. Mục tiêu của mạng xã hội
Mạng xã hội được lập ra với mục đích là tạo ra một hệ thống mạng cho phép người dùng có thể kết nối, giao lưu và thực hiện việc chia sẻ những thông hữu ích trên nền tảng Internet.
Ngoài ra, mạng xã hội còn có mục tiêu cụ thể là tạo nên một cộng đồng mạng xã hội có giá trị và thực hiện việc nâng cao vai trò của mỗi người dùng trong việc xây dựng các mối quan hệ.
Tuy nhiên, song song với việc phát triển rộng rãi của mạng xã hội thì không thể nào tránh khỏi việc nhiều người đang sử dụng mạng xã hội sai cách sẽ gây đến việc làm ảnh hưởng xấu đến bản thân như mất ngủ, giảm sức khoẻ, suy nghĩ tiêu cực,…
4. Xử lý hành vi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội theo quy định của pháp luật:
Trong thời gian qua, có những đối tượng sử dụng kỹ năng về ví tính và lập trình viên hay còn gọi là hacker dùng các biện pháp kỹ thuật xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, phương tiện điện tử của người khác để thay đổi thông tin, cơ sở dữ liệu, nhằm chiếm quyền sử dụng các tài khoản số trên mạng xã hội. Pháp luật nước ta có bảo vệ tài khoản mạng xã hội như thế nào và cách xử lý những hành vi nói trên thế nào?
Theo Khoản 3 Điều 8
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-4-2020, hành vi xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác bị xử phạt tới 20 triệu đồng. Ngoài ra thì Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP còn quy định thêm: Hành vi xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng bị phạt lên đến 50 triệu đồng.
Có những hacker chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, rồi còn đòi chủ tài khoản mạng đó đưa tiền chuộc, hoặc dùng tài khoản chiếm đoạt được để lừa đảo chiếm đoạt tài sản những người thân khác của chủ tài khoản đó. Với số tiền chiếm được dưới 2 triệu đồng, hành vi này có thể bị phạt lên tới 100 triệu đồng theo Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nếu hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng, như số tiền chiếm được từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc có tổ chức, tái phạm, thì người vi phạm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có thủ đoạn uy hiếp tinh thần chủ tài khoản mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản (ví dụ yêu cầu chuyển khoản một số tiền để chuộc lại tài khoản), người phạm tội sẽ bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự hiện hành, hình phạt cao nhất là 10 năm tù, đồng thời có thể bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng hoặc bị tịch thu tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài khoản rồi giả danh chủ tài khoản, lợi dụng lòng tin của bạn bè, người thân của chủ tài khoản để lấy tiền, tài sản, sẽ bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy mức độ có thể bị phạt đến 20 năm tù hoặc chung thân theo quy định của
Như vậy, tài khoản mạng xã hội cũng là một tài sản được pháp luật bảo vệ và hành vi chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội này sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi đó. Do đó, nếu bị chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội và bị tống tiền hoặc bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản thì người dân hãy yên tâm mình được pháp luật bảo vệ, và nên tố cáo những hành vi vi phạm tới các cơ quan có thẩm quyền như công an tỉnh, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), để được hướng dẫn và giải quyết tránh tình trạng việc vi phạm của các hacker không được ngăn chặn kịp thời.
5. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook
Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu như sau:
– Về hành vi thì người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác
– Việc dùng thủ đoạn gian dối của các hacker khi chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook là đưa ra các thông tin giả hay được hiểu là thông tin không đúng sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài thì không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
– Chiếm đoạt tài sản được hiểu một cách đơn giản là hành vi người phạm tội chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Như vậy, chúng ta có thể phân biệt hành vi chiếm đoạt tài sản mạng này với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, ví dụ như dùng thủ đoạn cân, đong hoặc đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt tài sản của khách hàng hoặc để thực hiện việc bán hàng giả nhằm mục đích thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
Thời điểm hoàn thành tội phạm chiếm đoạt tài sản mạng được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản của người khác sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối của mình để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ bản thân cần phải nhận.
Dấu hiệu mà pháp luật quy định bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối của mình để chiếm đoạt tài sản. Do đó, Nếu có hành vi gian dối đó mà không có hành vi chiếm đoạt, thì tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự thông thường.
Như vậy có thể thấy pháp luật nước ta đã có quy định về bảo vệ tài khoản mạng xã hội. Khi người phạm tội chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội Với số tiền chiếm được dưới 2 triệu đồng, hành vi này có thể bị phạt lên tới 100 triệu đồng theo Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nếu hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng, như số tiền chiếm được từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc có tổ chức, tái phạm, thì người vi phạm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có thủ đoạn uy hiếp tinh thần chủ tài khoản mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội sẽ bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự hiện hành, hình phạt cao nhất là 10 năm tù, đồng thời có thể bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng hoặc bị tịch thu tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài khoản rồi giả danh chủ tài khoản, lợi dụng lòng tin của bạn bè, người thân của chủ tài khoản để lấy tiền, tài sản, sẽ bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy mức độ có thể bị phạt đến 20 năm tù hoặc chung thân theo quy định của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.