Cha mẹ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con xử lý như thế nào? Quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc của cha mẹ đối với con cái? Xử lý hành vi cha mẹ xúc phạm danh dự nhân phẩm của con cái?
Tóm tắt câu hỏi:
Chuyện này là của gia đình em. Ba mẹ em đã xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của em. Nhiều khi còn sử dụng bạo lực. Ví dụ như là mắng em, khi em nói lại thì đánh em,…nhiều lắm. Em muốn luật sư tư vấn cho em ạ. Theo em thấy hiện trạng ngày nay trẻ vị thành viên hay bị phu huynh gia đình sử dụng bạo lực, em đề nghị nhà nước nên quy định những quyền bảo vệ trẻ vị thành niên đi ạ?
Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
– Phòng, chống bạo lực gia đình 2007
Luật sư tư vấn:
Điều 69
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, cha mẹ phải thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức…Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đều nghiêm cấm hành vi bạo lực gia đình như hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của các thành viên khác trong gia đình…
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì cha mẹ bạn có hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của bạn, nhiều khi còn sử dụng bạo lực, đánh đập,… là những hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Việc cha mẹ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của con cái. Những hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý.
Do đó, những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51
– Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với hành vi sử dụng bạo lực, đáp đập con cái mà không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cha mẹ bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;..”
Theo đó, cha mẹ bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập, gây thương tích cho bạn. Ngoài việc phải nộp phạt tiền, cha mẹ vi phạm các hành vi nêu trên còn bị buộc xin lỗi công khai khi bạn có yêu cầu. Trong trường hợp này, khi cha mẹ bạn thường xuyên có hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ, có hành vi xúc phạm danh dự, bạo lực gia đình đối với bạn, thì bạn cần kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi bạn gần nhất hoặc báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, hoặc các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chức năng khác để kịp thời can thiệp, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình; đòng thời xử lý đối với hành vi vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, còn có quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.