Tính cưỡng chế của pháp luật được hiểu như thế nào? Có phải tất cả hành vi vi phạm pháp luật đều được coi là tội phạm hay không?
Tính cưỡng chế của pháp luật được hiểu như thế nào? Có phải tất cả hành vi vi phạm pháp luật đều được coi là tội phạm hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cưỡng chế trong pháp luật là gì? Xử lý hành chính và xử phạt hành chính có khác nhau hay không? Trong xử phạt vi phạm hành chính, nơi vi phạm hành chính là do lỗi cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm là sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cưỡng chế là một tính chất cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục. Theo Lênin thì pháp luật sẽ không còn là gì nữa "nếu không có một bộ máy có đủ sức cưỡng bức người ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng như không".
Các quy tắc đạo đức, phong tục được con người tuân thủ, chủ yếu nhờ vào sự tự giác, lòng tin, trình độ hiểu biết và lên án của xã hội; còn quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thi hành, nếu ai không chấp hành thì Nhà nước cưỡng chế thi hành.
Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.
Tính chất cưỡng chế của pháp luật không chỉ là răng đe, ngăn chặn, trừng trị, mà còn là sự giáo dục sâu sắc đối với các chủ thể pháp luật. Bản thân quy phạm pháp luật là chuẩn mực để con người rèn luyện ý thức công dân, hình thành ý thức pháp luật, tạo ra cho mỗi công dân một khả năng tư duy pháp lý, tránh được những ngẫu nhiên, tùy tiện, coi thường pháp luật Nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Theo quy định tại Điều 8, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 định nghĩa về tội phạm như sau:
“Điều 8. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”
Như vậy các vi phạm hành chính mà được xử phạt hành chính không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự. Chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự mới được coi là tội phạm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính
– Quy định về thời hạn ghi trong giấy hẹn xử phạt hành chính
– Quy định về thời gian ra quyết định xử phạt hành chính
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí