Trong quá trình thực hiện công việc của mình thì rất nhiều công chứng viên đã để xảy ra hành vi sai phạm công chứng di chúc kéo theo nhiều hệ quả không đáng có. Vậy câu hỏi đặt ra, xử lý như thế nào đối với công chứng viên sai phạm khi công chứng di chúc?
Mục lục bài viết
1. Xử lý công chứng viên sai phạm khi công chứng di chúc:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các chủ thể công chứng viên thực hiện một trong những hành vi sai phạm sau đây:
– Công chứng di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, nội dung của di chúc trái đạo đức xã hội hoặc có hình thức trái quy định của pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Công chứng di chúc trong trường hợp tại thời điểm công chứng, người lập di chúc có biểu hiện rõ ràng rằng mình đang bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến hiện tượng không thể nhận thức và không thể làm chủ hành vi của mình, công chứng viên có đầy đủ căn cứ để cho rằng việc lập di chúc đó có dấu hiệu bị lừa dối hoặc bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào bởi bất kỳ chủ thể nào, người lập di chúc không đủ độ tuổi lập di chúc theo quy định của pháp luật, việc lập di chúc của các thủ thể lập di chúc không có người làm chứng hoặc không được cha mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý trong trường hợp họ là người có khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc là những chủ thể từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi;
– Công chứng di chúc. Trường hợp những người lập di chúc không tự mình ký hoặc điểm chỉ vào phiếu công chứng di chúc theo quy định của pháp luật;
– Công chứng
– Công chứng di chúc và công chứng
– Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản mà có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và việc hưởng di sản đó là không đúng quy định của pháp luật;
– Tiến hành hoạt động công chứng văn bản từ chối nhận di sản Của người chết để lại trong trường hợp có căn cứ về việc người thừa kế từ chối nhầm mục đích trốn tránh nghĩa vụ đối với người khác;
– Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trên thực tế mà không có giấy chứng tử và không có các loại giấy tờ khác chứng minh về việc người để lại di sản đã qua đời hoặc người để lại di sản không lập di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc không có các loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân và quan hệ huyết thống giữa những người để lại di sản và người yêu cầu công chứng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Ngoài ra theo quy định của pháp luật hiện nay thì đối với những công chứng viên có sai phạm trong quá trình công chứng di chúc còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là, tước quyền sử dụng thẻ công chứng trong thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.
Như vậy trong trường hợp công chứng viên có những sai phạm trong quá trình công chứng di chúc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, ngoài ra còn phải bị tước quyền sử dụng thẻ công chúng từ 1 tháng đến 3 tháng.
2. Thủ tục xử phạt công chứng viên sai phạm khi công chứng di chúc:
Thủ tục xử phạt công chứng viên khi có hành vi sai phạm trong hoạt động công chứng di chúc sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Khi phát hiện ra hành vi công chứng viên sai phạm khi công chứng di chúc (những hành vi được quy định cụ thể theo như phân tích ở trên) người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải ngay lập tức lập biên bản vi phạm hành chính đối với công chứng viên sai phạm. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính phải được lập ngay tại thời điểm xảy ra hành vi sai phạm của công chứng viên. Trong trường hợp biên bản được lập tại trụ sở của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại các địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Công chứng viên ký biên bản vi phạm hành chính. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với công chứng viên sai phạm trong quá trình công chứng di chúc phải được lập ít nhất thành 2 bản, người lập biên bản giữ một bản và công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng đại diện ký biên bản giữ một bản.
Bước 3: Giao biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với công chứng viên sai phạm trong quá trình công chứng di chúc. Trong trường hợp xét thấy hành vi xử phạt vi phạm hành chính này không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản và các tài liệu khác có liên quan chứng minh hoạt động công chứng viên sai phạm trong quá trình công chứng di chúc sẽ phải được chuyển cho người có thẩm quyền trong khoảng thời gian 24 giờ được tính kể từ khi lập biên bản trên thực tế. Trường hợp biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với công chứng viên có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ và chính xác các nội dung có liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính của công chứng viên để làm căn cứ ra quyết định xử phạt trên thực tế. Việc xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính sẽ được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh sẽ là tài liệu gắn liền với biên bản xử phạt vi phạm hành chính và được lưu giữ trong hồ sơ xử phạt công chứng viên khi công chứng di chúc có sai phạm. Biên bản xử phạt này sẽ được gửi cho công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng.
3. Nguyên tắc xử phạt công chứng viên sai phạm khi công chứng di chúc:
Căn cứ vào Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của
Thứ nhất, về hình thức xử phạt. Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thứ hai, về mức phạt tiền
– Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân công chứng viên có những sai phạm trong quá trình công chứng di chúc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
– Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Trường hợp nào công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng?
Theo Điều 14 của Luật Công chứng năm 2018, có quy định về trường hợp tạm đình chỉ hành nghề công chứng. Theo đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề sẽ có thẩm quyền trong việc quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng viên khi công chứng bên đó thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy nếu như công chứng viên thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công chứng năm 2018;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.