Đất đai là nguồn để phát triển các dự án hay các hoạt động khác của con người. Tùy vào mục đích sử dụng mà đất đai ở nước ta được chia ra thành các nhóm đất khác nhau, trong đó có đất nuôi trồng thủy hải sản. Các cá nhân hay tổ chức muốn thuê đất để nuôi trồng thủy hải sản thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục quy định.
Mục lục bài viết
1. Đất nuôi trồng thủy hải sản:
Căn cứ Tại Điều 10. Phân loại đất Quy định tại điều 10 của Luật đất đai 2013 có ghi rõ:
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
e) Đất nuôi trồng thủy sản;”
Như vậy có thể thấy, dựa trên Theo quy định này, hiểu đơn giản đất nuôi trồng thủy hải sản chính là đất nông nghiệp dựa theo đó mà nêu các cá nhân, hộ gia đình… muốn thực hiện các mục đích nuôi trồng thủy sản thì phải tuân thủ theo các quy định và yêu cầu đối với Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản:
2.1. Quy định về diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản:
Đối với loại đất nuôi trồng thủy hải sản, nhà nước thực hiện giao đất cho người dân. Hạn mức giao đất loại này được quy định tại điều 129, khoản 1 tại Luật đất đai 2013:
“a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.”
Ngoài ra đất nuôi trồng thủy sản có đặc điểm đó là loại đất được giao sử dụng là 50 năm và nếu hết thời hạn sử dụng sẽ được xem xét và tiếp tục cấp quyền nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2.2. Chuyển đổi mục đích đất nuôi trồng thủy sản:
Đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc nhóm đất nông nghiệp tại điều 10 Luật đất đai 2013, đồng thời điều 57 của Luật Đất đai cũng ghi rõ loại đất này được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần phải lưu ý về loại đất này đó là được sự cho phép của nhà nước thì mới được chuyển đổi. Vì thế khi cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo điều 69,
– Về Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
+ Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. và Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
3. Giá đất được bồi thường của đất nuôi trồng thủy hải sản là bao nhiêu?
Đối với đất nuôi trồng thủy hải sản (thuộc nhóm đất nông nghiệp), thì theo quy định, nhà nước có quyền thu hồi nhưng thực hiện bồi thường cụ thể như sạu:
Về Quy định bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi căn cứ tại Điều 77 của Luật đất đai 2013 có quy định:
“Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;
b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”
Trong trường hợp bồi thường đất thu hồi là đất nông nghiệp cụ thể là đất nuôi trồng thủy hải sản. Nhà nước sẽ bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền theo quy định và tùy từng trường hợp cụ thể trên thực tế mà áp dụng việc bồi thường này.. Giá đất bồi thường sẽ được dựa theo mức giá tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, từ các điều luật đã nêu như trên có thể thấy Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định rất cụ thể. Việc Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện dựa trên các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, đối với các trường hợp không tuân thủ đầy đủ các thủ tục Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà cụ thể ở đây là đất nuôi trồng thủy hải sản của hộ gia đình, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thủ tục xin thuê đất nuôi trồng thuỷ sản dài hạn như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi ở huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, gia đình tôi đang nuôi trồng thủy sản tại một khu vực mặt nước biển dọc chân gành của xã Quan Lạn thuộc, huyện Vân Đồn. Giấy phép sử dụng diện tích mặt nước của gia đình tôi được chính quyền xã cấp chỉ có thời hạn ngắn là 5 năm. Nay đã sắp hết hạn. Loài hải sản nuôi đặc trưng là con ốc biển. Nay gia đình tôi muốn xin một dự án nuôi trồng Loài Hải Sâm đen xen kẽ với loài ốc từ sở Nông nghiệp của tỉnh thì thủ tục thuê đất thời gian dài và xin dự án phải bắt đầu từ đâu và bao gồm những gì? Kính mong luật sư của Luật Dương Gia cho tôi một hướng dẫn cụ thể. xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 140 Luật đất đai năm 2013 có quy định về đất có mặt nước ven biển như sau:
“Điều 140. Đất có mặt nước ven biển
1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp.
2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;
d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển”.
– Căn cứ vào Điều 28
Về hồ sơ xin thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản:
+ Đơn xin thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản (kèm theo bản trích đo, trích lục sơ đồ, bản đồ vị trí khu mặt nước biển xin thuê);
+ Báo cáo dự án khả thi nuôi trồng thủy sản được Chi cục thủy sản thẩm định;
+ Bản thuyết minh về năng lực kỹ thuật nuôi trồng thủy sản;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản và
Sau đó bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê mặt nước biển và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. Trường hợp không cho thuê mặt nước biển thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bạn.
Cơ sở pháp lý: Luật đất đai 2013