Quy định về xin thôi chức vụ, từ chức chủ tịch công đoàn. Chủ tịch công đoàn có được xin thôi chức không? Chủ tịch công đoàn cơ sở muốn từ chức, thôi chức phải thực hiện theo quy trình, quy định nào?
Trong bất kỳ mối quan hệ lao động nào thì cũng sẽ có những tranh chấp, những mâu thuẫn phát sinh trong đời sống mà các bên không thể hòa giải được thì sẽ đòi hỏi một tổ chức để đứng ra hòa giải cũng như tránh các tranh chấp có thể xảy ra đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp làm giảm các căng thẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động giúp các bên cùng phát triển.
Nhắc đến tổ chức công đoàn thì sẽ gắn với việc là tổ chức đại diện cho tập thể người lao động, nó có thể coi như là một tổ chức trung gian nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, nên công đoàn là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động và người lao động hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ vững ổn định cho các bên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao đông trong quan hệ của pháp luật.
Theo quy định của Luật công đoàn mới nhất năm 2021 thì trong quan hệ lao động thì tổ chức công đoàn có trách nhiệm giúp đỡ người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động, thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động lao động. Khi đại diện cho người lao động thì tổ chức công đoàn có trách nhiệm giúp đỡ cho người lao động khi họ ký kết hợp động lao động với người sử dụng lao động, tư vấn cho họ, giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi đặt bút ký vào
Khi công ty ban hành thực hiện các quy định về thỏa ước lao động tập thể giữa người sử dụng lao động và người lao động thì cần có sự tham gia đóng góp của tổ chức công đoàn giám sát, tham gia, thương lượng các thỏa thuận để các thỏa thuận này không được trái với các quy định của pháp luật mà các bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua sức mạnh của tập thể để tạo sức ép cho người sử dụng lao động nhằm đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trọng quan hệ lao động như là tăng lương, giảm giờ làm thì bên công đoàn được tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận trong thương lượng, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. giải quyết các vướng mắc các quyền và nghĩa vụ của người lao động bằng cách trực tiếp trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động thực hiện theo đúng các thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động.
Tổ chức công đoàn phải có trách nhiệm
Khi giải quyết các tranh chấp mà không đạt được thỏa thuận thì tổ chức công đoàn được tổ chức, lãnh đạo cho người lao động đình công theo các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, công đoàn còn có các chức năng tuyên truyền giáo dục, vận động người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn, nhằm nâng cao tay nghề, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động những người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, phòng chống tham nhũng.
Trong mỗi một tổ chức thì vai trò của người đứng đầu rất quan trọng nhất đối với tập thể và tổ chức công đoàn cũng vậy cần có một người dẫn dắt lãnh đạo thì người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn thì vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở cần thường xuyên lắng nghe những ý kiến những vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có những kế hoạch, hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm vận động đông đảo người lao động tham gia xây dựng, làm cho tổ chức công đoàn phát huy sức mạnh, bảo vệ người lao động nhằm làm cho tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh.
Chủ tịch công đoàn cơ sở của công ty do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra theo sự tín nhiệm của tập thể của người lao động, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp khi tổ chức bổ nhiệm chủ tịch công đoàn . Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
Mặt khác theo quy định của Luật công đoàn mới nhất năm 2021 thì hoạt động của công đoàn dựa trên các quy định của điều lệ công đoàn nên việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi chủ tịch công đoàn sẽ được thực hiện theo các quy định ghi trên điều lệ của công đoàn và gửi lên công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét giải quyết.
Theo quy định mới nhất thì việc miễn nhiệm, từ chức của cán bộ công đoàn sẽ được thực hiện theo điều lệ công đoàn Việt Nam và các quy định của bô chính trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ số 260-QĐ/TW.
Thông thường, theo quy định của pháp luật thì thủ tục miễn nhiệm cán bộ công đoàn thì người đứng đầu của tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi của cán bộ đang công tác, làm việc để đề xuất miễn nhiệm.
Sau đó, thì người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu cho các đơn vị có liên quan đến việc thẩm định việc miễn giảm của cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng
Do cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm của cán bộ công đoàn từ chức, thôi chức vụ.
Sau đó thì cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ công đoàn xin thôi chức vụ, từ chức và tổng hợp ý kiến về tâm tư, nguyện vọng và đưa lên trình cấp có thẩm quyền xem xét và ra quyết định đồng ý hoặc từ chối về việc thôi chức vụ và từ chức.
Nguyên tắc của quá trình xem xét, bổ nhiệm thì cấp nào bổ nhiệm, phê chuẩn kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó có quyền cho phép cán bộ công đoàn thôi giữ chức vu, miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức . Người đứng đầu của từng cấp sẽ có trách nhiệm đề xuất với các cấp có thẩm quyền của cấp mình về việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người đứng đầu trong đề xuất, chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ.
Do đó, khi chủ tịch công đoàn muốn thôi chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở ngoài nhà nước thì phải làm đơn gửi cho cơ quan tổ chức đã tiến hành bầu, bổ nhiệm và cơ quan tham mưu sẽ gửi lên công đoàn cấp trên để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại bạn tôi muốn từ chức Chủ tịch công đoàn (đơn vị ngoài nhà nước) không có thời gian để đảm bảo nhiệm vụ vậy các thủ tục cần làm là gì? Trong đơn xin từ chức thì thời hạn đề xin từ chức là trong vòng bao nhiêu ngày không? Đơn xin từ chức là sẽ không còn tham gia hoạt động công đoàn nữa được không?Nhờ luật sư hướng dẫn. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 4 Luật Công Đoàn năm 2012 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”
Luật sư
Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với Chủ tịch công đoàn đơn vị ngoài nhà nước muốn làm đơn từ chức sẽ thực hiện theo Điều lệ Công Đoàn Việt Nam, Điều lệ Công ty và được công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét giải quyết.
Theo đó, bạn của bạn muốn từ chức chức vụ Chủ tịch công đoàn với lý do không có thời gian để đảm bảo nhiệm vụ thì cần làm đơn xin từ chức, trong đơn trình bày rõ lý do xin nghỉ và gửi tới Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại hội công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp để được xem xét giải quyết.