Khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày. Vậy xin nghỉ việc phải báo trước 45 ngày thông thường hay 45 ngày làm việc?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nghĩa vụ báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Vì thế khi có nhu cầu muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động cần phải tuân thủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của
– Người lao động sẽ phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày trong trường hợp hai bên giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Người lao động phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước ít nhất 30 ngày cho người sử dụng lao động nếu các bên giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng theo quy định của pháp luật;
– Người lao động phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước ít nhất 03 ngày làm việc với người sử dụng lao động trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng theo quy định của pháp luật;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể như sau:
+ Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
+ Nếu làm việc theo hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng lao động.
2. Xin nghỉ việc phải báo trước 45 ngày hay 45 ngày làm việc?
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, hiện nay pháp luật đã có quy định về nghĩa vụ báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo như phân tích ở trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuy nhiên phải thực hiện nghĩa vụ báo trước với người sử dụng lao động cụ thể trong khoảng thời gian như sau:
– Người lao động sẽ phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày trong trường hợp hai bên giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Người lao động phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước ít nhất 30 ngày cho người sử dụng lao động nếu các bên giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng theo quy định của pháp luật;
– Người lao động phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước ít nhất 03 ngày làm việc với người sử dụng lao động trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể thấy, người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn nghỉ việc thì phải thông báo trước với người sử dụng lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 45 ngày. tuy nhiên hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Thời gian này là 45 ngày thông thường hay 45 ngày làm việc? Hiện nay, thời gian báo trước đối với trường hợp người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với thời gian từ đủ 12 tháng trở lên được xác định theo ngày thông thường, chứ không tính theo ngày làm việc giống như trường hợp giao kết hợp đồng lao động dưới 12 tháng. Như vậy, 45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc của người lao động là 45 ngày bình thường, tức là bao gồm cả ngày lễ, ngày tết, bao gồm cả thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, Bộ luật Lao động không quy định hình thức báo trước khi nghỉ việc nên người lao động có thể chủ động gọi điện, nhắn tin, gửi email, viết đơn xin nghỉ … để thông báo đến bộ phận phụ trách của doanh nghiệp.
3. Có phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc hay không?
Hiện nay có thể thấy, Bộ luật lao động có quy định về nghĩa vụ thông báo trước của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên pháp luật lao động chỉ yêu cầu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải thông báo ít nhất trong khoảng thời gian 45 ngày như đã phân tích ở trên. Trong khoảng thời gian này thì hợp đồng lao động trên thực tế vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật, người lao động vẫn có quyền và nghĩa vụ ràng buộc bởi hợp đồng lao động, người lao động vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động, tức là người lao động vẫn sẽ có trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc theo như hợp đồng đã giao kết ban đầu, cần phải tuân thủ nội quy lao động và các quy định về thời gian, giờ giấc làm việc của doanh nghiệp và công ty. Đồng thời thì gọi lao động cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật về lao động và theo thỏa thuận với bên sử dụng lao động, trong đó quyền được nghỉ hằng tuần, quyền được nghỉ lễ nghỉ tết, quyền được nghỉ phép năm và nghỉ việc riêng, quyền được hưởng chế độ ốm đau và chế độ thai sản … vẫn sẽ được áp dụng trên thực tế. Mặt khác thì có thể thấy, pháp luật lao động hiện nay cũng không có quy định nào bắt buộc người lao động phải làm việc đủ 45 ngày báo trước thì mới được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật. Vì vậy theo nguyên tắc chung, người lao động được quyền làm những điều mà pháp luật không cấm.
Do vậy cho nên người lao động không bắt buộc phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc. Trong khoảng thời gian này thì người lao động vẫn có thể xin nghỉ phép và xin nghỉ không lương … theo quy định của pháp luật nếu được người sử dụng lao động đồng ý. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, nếu chưa hết thời gian báo trước mà người lao động tự ý bỏ việc thì người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật vì không có lý do chính đáng, khi đó thì người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp những nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, cụ thể bao gồm những khoản tiền sau:
– Nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng được giao kết giữa các bên;
– Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong hợp đồng đối với những ngày nghỉ không báo trước và không có lý do chính đáng;
– Chi phí đào tạo đối với trường hợp đã được đào tạo nghề từ kinh phí của cơ quan và doanh nghiệp.
4. Hậu quả pháp lý khi người lao động nghỉ việc không tuân thủ nghĩa vụ báo trước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật lao động năm 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật là trường hợp các chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động không đúng theo quy định tại các Điều 35, Điều 36 và Điều 37 của Bộ luật lao động năm 2019. Do đó thì có thể nói, trường hợp người lao động vi phạm quy định về nghĩa vụ và thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người sử dụng lao động sẽ được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì sẽ phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật sẽ phải chịu một số trách nhiệm sau:
– Người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật;
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động hai bên đã giao kết trước đó và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày nghỉ không báo trước với người sử dụng lao động;
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo, thì khi đó người lao động còn phải hoàn trả các khoản chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.