Ký quỹ là khái niệm để chỉ hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải được áp dụng trong rất nhiều giao dịch dân sự khác nhau. Vậy hoạt động xin giấy phép tư vấn du học có bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục ký quỹ hay không?
Mục lục bài viết
1. Xin giấy phép tư vấn du học có bắt buộc phải ký quỹ không?
Ký quỹ được xem là một hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được áp dụng trong rất nhiều loại hình giao dịch dân sự khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được các trường hợp bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục ký quỹ theo quy định của pháp luật. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Xin giấy phép tư vấn du học có bắt buộc phải thực hiện hoạt động ký quỹ hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động ký quỹ.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 330 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về ký quỹ. Theo đó, ký quỹ là khái niệm để chỉ việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền nhất định hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các loại giấy tờ khác trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng bất kỳ để đảm bảo cho quá trình thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ký quỹ được xem là một hình thức để đảm bảo quyền lợi của bên có quyền, từ đó đề phòng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện những giao dịch dân sự trên thực tế giữa các bên. Hình thức đảm bảo nghĩa vụ bằng biện pháp ký quỹ không thường xuyên xuất hiện ở các giao dịch thông thường, mà hành vi ký quỹ này chủ yếu sẽ xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.
Trên thực tế hiện nay những lĩnh vực theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục ký quỹ nhằm mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp, công ty chứng minh năng lực tài chính của mình, từ đó để được cấp giấy phép hoạt động. Một số lĩnh vực cần phải ký quỹ có thể kể đến như sau:
– Ký quỹ trong hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Ký quỹ trong quan hệ lao động, cụ thể là hoạt động cho thuê lại lao động;
– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất;
– Dịch vụ việc làm, nữ hành quốc tế;
– Ký quỹ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng …
Đối với hoạt động xin giấy phép tư vấn du học, trước đây pháp luật có quy định, trong quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép tư vấn du học cần phải có khoản tiền ký quỹ tối thiểu là 500.000.000 đồng tại các ngân hàng thương mại. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của
– Sở giáo dục và đào tạo được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học cho các tổ chức đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
– Tổ chức dịch vụ tư vấn du học sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tư vấn du học khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Có trụ sở, có đầy đủ điều kiện về vật chất, đầy đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn du học;
+ Có nguồn lực tài chính đủ, đảm bảo giải quyết các trường hợp rủi ro, có khoản tiền ký quỹ tối thiểu là 500.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại;
+ Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn dịch vụ du học sẽ phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn, có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo cung cấp.
Tuy nhiên trên thực tế, điều khoản này đã hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2016. Văn bản này vẫn chưa có văn bản thay thế. Vì vậy cho nên các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn du học thì sẽ không cần phải thực hiện hoạt động ký quỹ.
Các cá nhân và tổ chức đã đăng ký hoạt động trước đó thì sẽ được hướng dẫn hỗ trợ giải quyết những thủ tục cần thiết để các tổ chức dịch vụ tư vấn du học rút tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật tại các ngân hàng thương mại.
2. Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Theo đó, để có thể kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Trong quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, cần phải đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 107 của
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học sẽ phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Cần phải có trụ sở, có đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tiến hành hoạt động tư vấn du học sẽ phải đáp ứng được trình độ chuyên môn, có trình độ đại học trở lên, có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 04 trở lên theo khung ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
3. Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:
Căn cứ theo quy định tại Điều 110 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục), có quy định về vấn đề thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Cụ thể như sau:
– Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học sẽ bị thu hồi khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị giải thể theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn tiếp tục hoạt động quá trình tư vấn du học trái quy định của pháp luật;
+ Hết thời gian đình chỉ, tuy nhiên, các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn không khắc phục được những nguyên nhân bị đình chỉ chức đó;
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
– Quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do tại sao lại thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh đó, các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình tư vấn du học. Quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học sẽ cần phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Nghị định 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.