Xin giấy chuyển viện đi đẻ? Không có giấy chuyển viện có được hưởng bảo hiểm y tế không? Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến?
Các chế độ thai sản cần được đảm bảo triển khai đồng bộ ở các cơ sở y tế. Trong đó, việc chuyển viện khi đi sinh cũng được quan tâm về quy trình và quyền lợi được hưởng. Giấy chuyển viện có thể là căn cứ để xác định, tiếp nhận các thông tin của người đi sing. Các quyền lợi được hưởng liên quan đến bảo hiểm y tế phải được quản lý, triển khai chặt chẽ. Vậy trong trường hợp không có giấy chuyển viện của cơ sở y tế cấp, người dân có được hưởng các chế độ của Bảo hiểm y tế không?
Mục lục bài viết
1. Xin giấy chuyển viện đi đẻ?
Giấy chuyển viện khi đi sinh là một giấy tờ, thủ tục đáng quan tâm trong chế độ thai sản. Bảo hiểm y tế (BHYT) đóng vai trò quan trọng khi mang đến quyền lợi hiệu quả cho người tham gia. Nhờ đó mà giải quyết tốt hoạt động trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Nhiều quy định mới về chế độ thai sản được điều chỉnh để phù hợp trong các năm. Do đó, những quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm y tế luôn được người dân quan tâm. Đặc biệt là những quy định mới về chế độ thai sản, chuyển viện khi đi sinh được áp dụng từ năm 2021.
Việc chuyển viện khi đi đẻ nhằm đảm bảo năng lực, chất lượng của cơ sở y tế trong thăm khám, tiến hành chế độ tốt nhất. Để xin giấy chuyển viện, bạn cần đáp ứng điều kiện tình trạng sức khỏe, yêu cầu thực tế của việc chuyển viện và giấy tờ liên quan. Do đó chỉ cần chuẩn bị:
+ Sổ theo dõi thai (nếu có) để xác định khoảng thời gian dự sinh.
+ BHYT và CMTND: Đây là hai giấy tờ tùy thân để đảm bảo điều kiện hưởng Bảo hiểm của bạn.
+ Ngoài ra, bạn phải đáp ứng trường hợp chuyển viện nêu trong lý do chuyển viện. Nói cách khác, bạn chỉ cần mua thêm giấy xin chuyển viện hoặc sổ khám tại trung tâm, nêu lí do muốn chuyển viện. Đây có thể là lý do đến từ phía bệnh viện đánh giá, hoặc từ phía cam kết của gia đình.
Các cơ sở y tế sẽ tiếp nhận đánh giá cũng như giải quyết cho chuyển viện hay không trên tình trạng thực tế. Sau khi nhập xong thông tin, bạn sẽ được nhận giấy chuyển viện BHYT. Giấy này có ý nghĩa xác nhận cũng như giải quyết các chế độ liên quan khi tham gia Bảo hiểm.
2. Không có giấy chuyển viện có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Không có giấy chuyển viện mất đi một căn cứ để áp dụng chế độ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì không có giấy chuyển viện vẫn được hưởng bảo hiểm. Các quyền lợi này được xác định cho chế độ thai sản khi thăm khám tại các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên cần lưu ý, mức hưởng bảo hiểm sẽ phụ thuộc tuyến khám chữa bệnh. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với trường hợp chuyển từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh:
Tại tuyến tỉnh, người tham gia Bảo hiểm vẫn được xác định thuộc phạm vi được khám, chữa bệnh mà không cần xin giấy chuyển tuyến. Đối với trường hợp điều trị nội trú tuyến tỉnh thì không cần xin giấy từ tuyến huyện. Giúp người dân được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, lược bỏ nhiều thủ tục.
Quy định pháp luật:
Tuy nhiên mức hưởng BHYT tại các tuyến là khác nhau căn cứ trên chi phí điều trị nội trú. Căn cứ theo khoản 3 Điều 22
“ Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Nhận xét quy định pháp luật:
Như vậy, tại các tuyến thì mức hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm là khác nhau. Khi không có giấy chuyển tuyến, họ vẫn được đảm bảo hưởng đúng mức chi trả này. Đồng nghĩa với đó, từ ngày 01/01/2021 người chuyển tuyến đi đẻ nói riêng không cần có giấy chuyển tuyến.
Chung quy lại, người bệnh đi khám chữa bệnh sẽ được hưởng chi phí này mà không yêu cầu về Giấy chuyển tuyến. Họ có thể thăm khám, chữa bệnh tại bất kì bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nào cũng được hưởng 100% mức hưởng đúng tuyến đối với chi phí điều trị nội trú. Cần phải quan tâm là quy định này được điều chỉnh đối với trường hợp chuyển tuyến từ Huyện lên Tỉnh.
Lưu ý:
Tuy nhiên, cần lưu ý đến hoạt động nội trú và ngoại trú trong nhu cầu thực tế. Việc hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh chỉ được áp dụng cho việc điều trị nội trú. Tức là người khám, chữa bệnh nhập viện để điều trị. Nếu khám chữa bệnh ngoại trú, người bệnh không được hưởng các quyền lợi bảo hiểm này. Nói cách khác, họ phải tự mình chi trả toàn bộ chi phí.
2.2. Đối với trường hợp từ tuyến tỉnh lên tuyến trung ương:
Căn cứ trên tình trạng bệnh mà quyền lợi chuyển tuyến cũng được giải quyết. Nội dung này được hiểu theo khoản 3 điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định như sau:
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy, có 03 nhóm trường hợp xác định chế độ cho người chuyển tuyến hưởng BH. Nếu bệnh nhân tự đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh được chuyển lên trung ương mà được coi là đúng tuyến trong các trường hợp:
+ Cấp cứu;
+ Đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đây là các trường hợp đã được quy định cụ thể dưới dạng liệt kê. Người chuyển viện trong các trường hợp này thì được coi là đúng tuyến. Ngược lại các trường hợp không đáp ứng điều kiện trên thì phải có giấy chuyển viện. Quy định này giúp đảm bảo hiệu quả phân bố nguồn lực đáp ứng các chuyên môn khám, chữa bệnh tại các tuyến y tế.
Do đó, căn cứ trên giấy chuyển tuyến mà mức hưởng chế độ BH cũng được xác định cụ thể. Nếu không có giấy chuyển viện thì mức hưởng BHYT sẽ được tính theo khoản 15 Điều 1
Nói cách khác, các trường hợp khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả: “ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”
Ngoài ra, còn có nhóm đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số được hưởng các quyền lợi bảo hiểm này. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, cụ thể như sau:
Ngoài ra, chế độ này cũng được xác định cho các chủ thể được ưu tiên bao gồm:
+ 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Trẻ em dưới 06 tuổi;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo;
+ Người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở,…
Như vậy, những đối tượng nêu trên sẽ được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh như đối tượng khám bệnh đúng tuyến.
3. Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến:
Thẩm quyền này được xác định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Người đứng đầu, chịu trách nhiệm trong hoạt động của cơ sở là người có thẩm quyền này.
Quy định pháp luật:
Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến. Trong đó xác định chủ thể, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể đó như sau:
“ 1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.”
Phân tích quy định pháp luật:
Tùy thuộc vào tính chất của các cơ sở khám bệnh là cơ sở nhà nước hay tư nhân để xác định người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến. Như vậy ta có thể thống nhất cách hiểu, đồng bộ trong ý nghĩa giấy chuyển tuyến được lập trên thực tế. Đặc biệt là xác định chủ thể ký giấy chuyển tuyến đối với các trường hợp cấp cứu theo quy định tại khoản 3 của Điều luật trên.