Giấy chứng sinh là gì? Thủ tục cấp giấy chứng sinh? Trường hợp xin cấp lại giấy chứng sinh? Vai trò của giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh?
Theo quy định của pháp luật, mỗi công dân được sinh ra tại Việt Nam bắt buộc đều phải có giấy khai sinh và giấy chứng sinh. Bởi lẽ đây là một loại giấy chứng nhận sự ra đời của một con người , nó là căn cứ để tiến hành làm khai sinh cho trẻ hoặc làm căn cứ để xác lập tiến hành các thủ thục khác. Vậy, giấy chứng sinh là gì? Được quy định theo pháp luật như thế nào và cơ quan có thẩm quyền nào cấp?
Luật sư
Cơ sở pháp lý
– Thông tư 17/2012/TT-BYT Quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh.
– Thông tư 34/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung thông tư 17/2012/TT-BYT
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng sinh là gì?
Giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một con người.
Giấy chứng sinh được sử dụng làm căn cứ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc thực hiện các thủ tục khác chẳng hạn như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi chưa kịp thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh.
2. Thủ tục cấp giấy chứng sinh:
Theo Thông tư 17/2012/TT- YT, thủ tục cấp giấy chứng sinh được quy định như sau:
– Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.
3. Trường hợp xin cấp lại giấy chứng sinh:
Tóm tắt câu hỏi:
Có thể nhờ luật sư tư vấn hộ giùm em là, em năm nay 18 tuổi và sinh mổ 1 đứa bé gái. Nhưng trong khoảng thời gian đó vì chuyện gia đình nên em chưa thể làm giấy khai sinh cho bé được. Nhưng bây giờ em chuẩn bị làm giấy khai sinh cho bé thì phát hiện là em đã làm mất giấy chứng sinh của bệnh viện khoa sản tp cần thơ rồi. Cho em hỏi là em có thể xin cấp lại giấy chứng sinh cho bé được không ạ. Và viết lại lá đơn xin cấp lại giấy chứng sinh và đem đi đâu nộp để được cấp lại. Xin luật sự tư vấn cho em hiểu 1 tý được không? Em xin cảm ơn nhiều lắm ạ!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh. Cụ thể, căn cứ theo khoản 1, Điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng sinh:
“1. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh
a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
b) Nhà hộ sinh;
c) Trạm y tế cấp xã;
d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.”
Như vậy, việc cấp giấy chứng sinh không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền cấp mà phải cấp đúng cơ quan như bệnh viện chuyên khoa sản nơi được sinh ra cấp, trạm ý tế nơi được sinh ra cấp,…v.. để giấy chứng sinh có giá trị theo đúng pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo điểm b, khoản 3, Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh:
Trình tự thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh như sau: