Ở khu vực ven biển chúng ta rất dễ bắt gặp những khoảng đất được sử dụng với mục đích đó là làm muối. Vậy chúng ta đã hiểu hết về những cánh đồng trải dài muối trắng xóa được người dân ở đây sử dụng diện tích đất để làm muối hay chưa? Pháp luật quy định như thế nào về Đất làm muối và thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất làm muối?
Mục lục bài viết
1. Đất làm muối là gì?
Hiện nay việc phát triển nghề làm muối đang dần được trú trọng hơn, và diện tích đất sử dụng đề làm muối được định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối đó là đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm đó là đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công. Người sở hữu đất làm muối do pháp luật quy định cụ thể tại Điều 138
+ Các hộ gia đình, cá nhân được giao tại địa phương để sản xuất làm muối. Trong trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
+ Các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.
Ngoài quyền sở hữu ra thì họ có trách nhiệm riêng của người sở hữu đất làm muối theo quy định của pháp luật. Song song với quyền là nghĩa vụ của người sử dụng đất làm muối. Theo Điều 7 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối như sau:
+ Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
+ Tổ chức sản xuất muối đúng quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất.
+ Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý để sản xuất, chế biến muối; không xả chất thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường và có giải pháp chống nhiễm mặn môi trường đất, nước ngầm xung quanh vùng sản xuất, chế biến muối.
+ Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư việc cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
Qua đó chúng ta có thể biết được loại đất chuyên dùng để làm muối phục vụ nhu cầu sản xuất muối ở nước ta hiện nay. Muối là mặt hàng thiết yếu được Nhà nước thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối. Theo đó người sử dụng đất làm muối cũng thực hiện đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện sử dụng loại đất này.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối:
Tại quy định Điều 8
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)
Như vậy khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối cần có đầy đủ các hồ sơ và thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối:
Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có vị trí đất (trong giờ hành chính từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần).
Bước 3: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định) chuyên viên nhận hồ sơ ký vào Phiếu giao nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên nhận hồ sơ hướng dẫn và ghi đầy đủ nội dung một lần bằng văn bản để cán bộ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có căn cứ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo qui định.
+ Căn cứ thẩm quyền giải quyết và ngày hẹn trả hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chuyển hồ sơ về Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trả kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện (nơi có vị trí đất).
– Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
4. Đất làm muối không có tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư cháu có câu hỏi, mong luật sư giúp cháu giải đáp thắc mắc. Ông nội cháu năm 1997 có khai phá đất hoang làm ruộng muối đến năm 2000 ông cháu có lập hồ sơ đề nghị ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỮ DỤNG ĐẤT. Và được cán bộ địa chính xã tiếp nhận hồ sơ, mảnh đất đó do ông cháu và các chú trực tiếp sản xuất làm muối từ năm 1997 đến năm 2000 không tranh chấp với ai .
Mãi đến năm 2009 mới được hội đồng tư vấn đất đai xã xét duyệt, sau khi xét duyệt ỦY BAN XÃ gửi quyết định về cho gia đình kết luận đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận với lý do là: Phần đất của gia đình có nguồn gốc bao chiếm năm 2005 do đó không được cấp giấy chứng nhận gia đình rất bức xúc và không làm gì sau khi đã có quyết định của ỦY BAN như vậy, và hiện tại mảnh đất đó vẫn làm muối cho đến bây giờ. Cháu muốn hỏi luật sư quyết định của ủy ban xã có đúng hay không? và bây giờ nếu xin cấp giấy chứng nhận có được hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày, hiện tại gia đình bạn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lý do “Phần đất của gia đình có nguồn gốc bao chiếm năm 2005”.
Tuy nhiên, như bạn trình bày ông nội bạn đã khai hoang diện tích đất làm muối năm 1997, không có tranh chấp với ai. Bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã làm rõ về nội dung đất lấn chiếm và không xác nhận làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định của Luật đất đai 2013
“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Nếu gia đình bạn đảm bào hai điều kiện:
+ Đất sử dụng ổn định lâu dài
+ Không phát sinh tranh chấp
Có thể yêu cầu làm căn cứ xác nhận sử dụng ổn định lâu dài để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật đất đai 2013
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối