Hiện nay, thủ tục tiến hành tụng ở nước ta đang ngày càng trở nên thuận tiện và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn. Xét xử sơ thẩm được xem là thủ tục tố tụng được diễn ra phổ biến tại nước ta. Vậy, xét xử sơ thẩm là gì? Trình tự tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Xét xử sơ thẩm là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định nào giải thích rõ về khái niệm xét xử sơ thẩm là gì. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì xét xử sơ thẩm được hiểu là việc vụ án được đưa ra xét xử lần đầu tại
2. Trình tự tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm:
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định chia phiên tòa xét xử theo từng lĩnh vực khác nhau. Đối với nội dung bài viết này tác giả xin giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự, một phiên tòa được sử dụng phổ biến ở nước ta.
2.1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa:
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:
- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
- Phổ biến nội quy phiên tòa.
2.2. Khai mạc phiên tòa:
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
- Sau đó, nếu có yêu cầu sẽ tiến hành giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
- Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản
– Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng
- Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
2.3. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:
Một, trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có).
Hai, đến thủ tục trình tự xét hỏi
– Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
– Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Ba, công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố
Lưu ý: Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp quy định của pháp luật.
Bốn, hỏi bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng
Chủ tọa phiên tòa là người có quyết định hỏi riêng từng bị cáo.
Sau đó, bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
- Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.
- Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
– Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ toạ phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
Lưu ý: Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
– Sau khi được Hội đồng xét xử hỏi xong và đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
Tư, xem xét vật chứng và nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh: Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
Ngoài ra, khi nhận thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án.
Năm, trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện cơ quan, tổ chức đó trình bày; trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức tham dự thì Hội đồng xét xử công bố báo cáo, tài liệu tại phiên tòa.
Sáu, hỏi người giám định, người định giá tài sản
Bảy, điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến
Tám, kết thúc việc xét hỏi, kiểm sát viên rút ra quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa và trình tự phát biểu khi tranh luận
2.4. Phần tranh luận tại phiên tòa:
Một, luận tội của Kiểm sát viên
Viện kiểm sát tiến hành luận tội dựa trên những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Hai, tranh luận tại phiên tòa
- Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
- Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
- Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
- Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
- Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
- Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
- Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.
Ba, trở lại việc xét hỏi
Nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
Tư, bị cáo nói lời sau cùng
- Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.
- Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.
Năm, xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
- Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
- Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó.
2.5. Nghị án và tuyên án:
Một, nghị án
– Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
– Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:
+ Ra bản án và tuyên án;
+ Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;
+ Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
+ Tạm đình chỉ vụ án.
Hội đồng xét xử phải
- Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này.
Hai, tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Ba, trả tự do cho bị cáo
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
– Bị cáo không có tội;
- Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
- Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
- Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Tư, bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về xét xử sơ thẩm là gì và trình tự tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: