Để giảm bớt gánh nặng về tài chính, một trong những hoạt động thiết thực nhất đó là cần phải tham gia chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế đem lại nhiều quyền lợi cho người dân. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì xét nghiệm máu có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không?
Mục lục bài viết
1. Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?
Cách duy nhất để đảm bảo sức khỏe cho chính mình đó là chủ động chăm sóc sức khỏe mỗi ngày bằng việc xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt phù hợp, vận động lành mạnh, cùng với đó là thăm khám sức khỏe định kỳ. Trong đó, xét nghiệm máu được xem là một trong những thủ tục y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, không phân biệt độ tuổi, không phân biệt tuổi tính. Hay nói cách khác, từ trẻ em, đến người cao tuổi thì đều có thể xây dựng cho mình một thói quen xét nghiệm máu định kỳ để chuẩn đoán sớm bệnh. Bởi lẽ, bên cạnh những bệnh lý có thể biểu hiện rõ ràng triệu chứng tại bên ngoài thì có không ít loại bệnh âm thầm hủy hoại cơ thể và không báo trước. Chưa bàn tới vấn đề xét nghiệm máu có ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế hay không, thì cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của xét nghiệm máu đối với sức khỏe con người một cách thông minh nhất. Đồng thời, xét nghiệm máu còn có khả năng cảnh báo những nguy cơ về vấn đề cơ thể mà bạn sớm đối mặt trong tương lai để có thể kịp thời thay đổi lối sống, thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.
Và có lẽ những ai đã và đang tham gia chế độ bảo hiểm y tế cũng nên hiểu rõ những quyền lợi tuyệt vời mà bảo hiểm y tế mang lại. Tuy nhiên không phải tất cả trong số những người tham gia bảo hiểm y tế đều có thể hiểu hết quy định của pháp luật về chế độ hưởng bảo hiểm y tế. Đối với hoạt động xét nghiệm máu cũng vậy, tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà bảo hiểm y tế cũng sẽ phát huy tác dụng theo những cách thức khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất
– Tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến huyện sẽ được thanh toán 70% chi phí khám chữa bệnh, từ 1/1/2016 trở đi thì sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
Theo đó thì có thể nói, nếu người dân đi khám chữa bệnh trái tuyến thì chi phí về xét nghiệm máu sẽ không được thanh toán. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích của việc xét nghiệm máu để làm gì thì có thể xác định được việc xét nghiệm máu có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không. Nếu xét nghiệm máu để điều trị bệnh theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ thì khoảng đó sẽ được thanh toán bảo hiểm y tế.
Như vậy, trên thực tế có hai trường hợp bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế trong quá trình xét nghiệm máu tại bệnh viện bao gồm:
– Đối với những bệnh bắt buộc, bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để lên phương án điều trị sao cho phù hợp, trong khi đó để có thể chuẩn đoán bệnh một cách chính xác thì xét nghiệm máu là một trong những thủ tục y tế vô cùng quan trọng;
– Bệnh nhân trong quá trình điều trị các bệnh về máu cần tới sự hỗ trợ của xét nghiệm máu thì bệnh nhân đó cũng sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu thuộc một trong hai đối tượng nêu trên thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả trong quá trình xét nghiệm máu. Thế nhưng, một điều vô cùng quan trọng cần phải lưu tâm trong trường hợp này đó là không phải tất cả trường hợp xét nghiệm máu đều được bảo hiểm y tế hỗ trợ một mức tương đương nhau. Tùy thuộc vào đối tượng và nơi thăm khám mà bảo hiểm có thể chi trả hoàn toàn hoặc một phần viện phí.
Bảo hiểm y tế cũng sẽ không chi trả viện phí trong trường hợp xét nghiệm máu với những mục đích sau đây:
– Xét nghiệm máu định kỳ, phục vụ cho hoạt động thẩm mỹ;
– Lấy kết quả xét nghiệm máu trong thành phần hồ sơ lao động hoặc du học;
– Trước khi hiến máu.
2. Đối tượng nào được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất
– 100% chi phí khám chữa bệnh đối với những đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 12 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm y tế năm 2020. Chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng chế độ bảo hiểm y tế sẽ được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành riêng cho hoạt động khám chữa bệnh của nhóm đối tượng này, trong trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước bảo đảm chi trả;
– 100% chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh được xác định thấp hơn so với mức do Chính phủ quy định cụ thể, đồng thời khám chữa bệnh tại tuyến xã;
– 100% chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh có thời gian tham gia chế độ bảo hiểm y tế liên tục 05 năm trở lên, đồng thời có số tiền cũng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở, ngoại trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến;
– 95% chi phí khám chữa bệnh đối với những đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm y tế năm 2020;
– 80 phần trăm chi phí khám chữa bệnh đối với những đối tượng còn lại.
Vì vậy, người có công với cách mạng được ngân sách nhà nước chi trả, mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ được xác định là 100%.
3. Những đối tượng nào khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước chi trả?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm y tế năm 2020 có quy định về đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm y tế. Theo đó, nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan nghiệp vụ, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác và làm việc trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, chiến sĩ phục vụ có thời gian trong lực lượng công an nhân dân, hạ sĩ quan trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có hưởng lương như quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ chính sách theo chế độ đối với học viên ở trong các trường quân đội hoặc trưởng công an;
– Các cán bộ công chức cấp xã đang được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước;
– Đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đang đương nhiệm;
– Người có công với cách mạng, các cựu chiến binh, trẻ em trong độ tuổi dưới sáu tuổi;
– Người thuộc diện được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
– Người thuộc gia đình hộ nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, sinh sống tại xã/huyện đảo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
– Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật, người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được nhận học bổng từ ngân sách nhà nước Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: