Xe trung chuyển được áp dụng vào rất nhiều các dịch vụ trong đó chủ yếu nói về dịch vụ vận chuyển hành khách. Vậy xe trung chuyển là gì? Quy định sử dụng xe trung chuyển?
Mục lục bài viết
1. Xe trung chuyển là gì?
Khoản 9 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có giải thích rõ vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thực hiện việc thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người mà có từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của chính đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định ở trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến. Theo đó, có thể hiểu xe trung chuyển là xe do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng với mục đích để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc đến điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
2. Quy định sử dụng xe trung chuyển:
Căn cứ Điều 21 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô quy định về sử dụng xe trung chuyển hành khách, Điều này quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách phải đáp ứng các quy định sau:
– Khi sử dụng xe trung chuyển hành khách, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe trung chuyển hành khách để thực hiện đón, trả khách không được thu tiền của hành khách.
– Xe trung chuyển hành khách phải là xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe).
– Xe trung chuyển hành khách chỉ với mục đích đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách đến bến xe khách hoặc đến điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và phù hiệu được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
– Xe ô tô trung chuyển hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
– Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian được đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không được quá niên hạn sử dụng của phương tiện (niên hạn sẽ được tính theo quy định về niên hạn của xe ô tô chở người quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ).
– Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe trung chuyển, bao gồm các thông tin sau với kích thước tối thiểu là chiều dài 20 cm và chiều rộng 20 cm:
+ Tên của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Có được sử dụng xe trung chuyển để chở khách thay xe khách theo tuyến cố định?
Điều 26 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô quy định các quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
– Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng, đầy đủ phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã đăng ký;
– Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
– Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư12/2020/TT-BGTVT;
– Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
-Theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, Lệnh vận chuyển của đơn vị;
– Ghi thông tin trên Lệnh vận chuyển và cấp cho người lái xe theo đúng các quy định về quản lý vận tải;
– Lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
– Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe chở khách khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định mà có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định mà có cự ly trên 300 km;
– Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe chở khách khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định mà có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định mà có cự ly trên 300 km;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) sẽ phải:
+ yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về hàng hóa và thông tin cá nhân hệ của người gửi và người nhận hàng (họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ);
+ Không được nhận hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn;
+ Việc bồi thường hàng hóa ký gửi khi hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc là theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người gửi hàng.
– Xây dựng quy định nội bộ về:
+ Đồng phục cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có);
+ Thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) (thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe);
+ Thẻ nhận dạng người lái xe.
– Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách:
+ Có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở về công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
+ Có hành vi gian lận vé;
+ Đang bị dịch bệnh nguy hiểm;
+ Mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
– Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
– Không được chở quá số người được phép chở, không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép được tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô;
– Không được sử dụng xe có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” để hoạt động kinh doanh vận tải;
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, một trong những quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đã nêu trên đó là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định không được sử dụng xe có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” để hoạt động kinh doanh vận tải.
Như vậy, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định không được sử dụng xe trung chuyển để chở khách thay xe khách theo tuyến cố định. Căn cứ điểm e khoản 6 Điều 28
4. Các thông tin của phù hiệu cấp cho xe trung chuyển:
Căn cứ Phụ lục 5 được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, theo Phụ lục này thì thông tin, hình thức của phù hiệu cấp cho xe trung chuyển như sau:
– Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE TRUNG CHUYỂN” có phản quang.
– Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK:
+ Mã màu của chữ “XE TRUNG CHUYỂN”: C: 85 M: 50 Y: 0 K: 0.
+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 85 M: 50 Y: 0 K:0.
+ Mã màu nền: C: 45 M: 0 Y: 65 K: 0.
– Phông chữ “XE TRUNG CHUYỂN”: UTM Heivetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial
– Thông tin của phù hiệu cấp cho xe trung chuyển hành khách bao gồm:
+ Số;
+ XE TRUNG CHUYỂN;
+ Đơn vị;
+ Biển số xe;
+ Có giá trị đến;
+ QR code.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
–