Logo hay còn gọi là biểu trưng của doanh nghiệp, hợp tác xã được dán niêm yết ở trên xe taxi. Vậy đối với những xe taxi không niêm yết logo bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xe taxi không niêm yết logo bị xử phạt như thế nào?
1.1. Các thông tin phải được niêm yết trên xe taxi:
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-BGTVT 2022 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định đối với xe taxi phải được niêm yết thông tin như sau:
– Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của chính doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu phải là: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định.
– Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét (km), giá cước tính tiền cho thời gian xe phải chờ đợi theo như yêu cầu của hành khách và các chi phí khác (nếu như có) mà hành khách phải trả; bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định.
– Trường hợp xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền sẽ còn phải hiển thị ở trên giao diện dành cho hành khách bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định.
Như vậy, các thông tin phải được niêm trên xe taxi bao gồm có cả thông tin về biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã và logo của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được niêm yết ở hai bên cánh cửa xe taxi với kích thước tối thiểu là: chiều dài là 20 cm và chiều rộng là 20 cm. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện niêm yết logo của doanh nghiệp, hợp tác xã của mình ở hai bên cánh cửa xe taxi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Xử phạt khi không niêm yết logo trên xe taxi:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện niêm yết logo của doanh nghiệp, hợp tác xã của mình ở hai bên cánh cửa xe taxi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điểm a khoản 2 Điều 28 của
Như vậy, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện niêm yết logo của doanh nghiệp, hợp tác xã của mình ở hai bên cánh cửa xe taxi thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải là xe taxi và phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải là xe taxi. Ngoài ra, doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện niêm yết logo của doanh nghiệp, hợp tác xã của mình ở hai bên cánh cửa xe taxi còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thực hiện việc niêm yết logo của doanh nghiệp, hợp tác xã của mình ở hai bên cánh cửa xe taxi theo quy định của pháp luật.
2. Các quy định khác mà người kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải là xe taxi phải đáp ứng:
Căn cứ Điều 38 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-BGTVT 2022 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP thì ngoài việc phải niêm yết các thông tin theo quy định của pháp luật đã nói ở mục trên thì người kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải là xe taxi sẽ phải đáp ứng được những vấn đề sau:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
+ Phải có phù hiệu “XE TAXI” và phải được dán cố định ở phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
+ Phải được niêm yết (được dán cố định) cụm từ “XE TAXI” mà làm bằng vật liệu phản quang trên kính ở phía trước và kính ở phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” phải là 06 x 20 cm. Được quyền thực hiện lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định ở phía trên nóc xe với kích thước tối thiểu phai là 12 x 30 cm. Nếu trong trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định ở phía trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” ở trên kính phía trước và kính phía sau xe;
+ Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi mà có trên 70% tổng thời gian hoạt động ở trong một tháng tại địa phương nào thì sẽ phải thực hiện việc cấp phù hiệu ở ngay tại địa phương đó; việc xác định về tổng thời gian hoạt động sẽ được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
– Xe taxi có sử dụng đồng hồ tính tiền:
+ Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền mà đã được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, sẽ phải có về thiết bị in hoá đơn hoặc
+ Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm có các thông tin sau: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
– Xe taxi phải sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền):
+ Trên xe phải có thiết bị được kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, huỷ chuyến;
+ Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường được xác định trên bản đồ số;
+ Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ về các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho các hành khách sẽ phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã mà kinh doanh vận tải xe taxi và phải cung cấp cho các hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu bao gồm phải có: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên của người lái xe, biển kiểm soát của xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền mà các hành khách sẽ phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
– Trên xe sẽ phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
– Phù hiệu của xe taxi:
+ Phù hiệu “XE TAXI” phải theo mẫu quy định của pháp luật.
+ Phù hiệu xe taxi do chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị mà thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu của pháp luật quy định. Phù hiệu riêng phải có mã code QR và có kích thước thống nhất theo mẫu mà pháp luật quy định. Trường hợp địa phương mà tự in ấn, phát hành thì phải thông báo mẫu phù hiệu riêng về Cục Đường bộ Việt Nam.
+ Phù hiệu được dán cố định ở ngay tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
– Cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) ở trên kính ngay phía trước và kính phía sau xe theo mẫu quy định của pháp luật (trừ trường hợp xe taxi có gắn hộp đèn).
– Trong xe phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và phải có thoát hiểm cho hành khách, các nội dung chính bao gồm có: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn đóng, mở cửa xe đảm bảo an toàn.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 42/VBHN-BGTVT 2022 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
–
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP.